Làm việc lớn như thế nào bởi Paul Graham

Bài viết gốc: How to do great work.

Tháng Bảy, 2023

Nếu bạn tổng hợp tập hợp các kỹ thuật để làm nên việc lớn, ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau thì sự giao thoa của các kỹ thuật đó sẽ trông như thế nào? Tôi quyết định tự mình tìm ra sự giao thoa này.

Một phần, mục tiêu của tôi là tạo ra một chỉ dẫn để ai cũng có thể áp dụng được, trong bất cứ lĩnh vực nào. Một phần khác là bởi tôi cũng tò mò về hình thù của sự giao thoa đó. Và một điều mà bài tập này chỉ ra đó là sự giao thoa này thực sự có hình dạng xác định; nó không chỉ là đơn thuần là “làm việc chăm chỉ”.

Công thức tiếp sau đây ngầm định rằng bạn là một người rất tham vọng.

Bước đầu tiên là quyết định làm công việc gì. Công việc bạn chọn cần có ba yếu tố: nó phải là điều gì đó bạn có năng khiếu tự nhiên, rằng bạn quan tâm sâu sắc đến nó, và cho bạn không gian để gây dựng sự nghiệp lớn lao.

Trong thực tế bạn không cần phải quá bận tâm về tiêu chí thứ ba. Người tham vọng nếu có bảo thủ ở thứ gì đó, chứ không phải về tầm ảnh hưởng của họ. Vậy nên tất cả bạn phải làm đó là tìm ra thứ gì đó mình có năng khiếu và thực sự quan tâm.

[1] Tôi không nghĩ có thể định nghĩa chính xác thế nào là việc lớn. Làm việc lớn là làm thật tốt một việc quan trọng, từ đó khai mở tâm trí người khác về công việc hay lĩnh vực đó. Tuy nhiên, không có ngưỡng nào cho mức độ quan trọng cả. Đó là vấn đề về tầm vóc/sự ảnh hưởng, và thường khó nhận định ngay lúc đương thời. Do đó, tôi thấy chúng ta nên chú tâm vào các sở thích hơn là bận tâm đến việc chúng có quan trọng hay không. Hãy cứ cố gắng làm việc gì đó thật xuất sắc, và để các thế hệ tương lai quyết định rằng bạn đã thành công hay không.

Nghe thì có vẻ/tưởng rõ ràng, nhưng thực tế lại khó không tưởng. Khi bạn trẻ, bạn không biết bạn làm tốt việc gì hay các công việc khác nhau sẽ như thế nào. Đôi khi công việc mà bạn sẽ gắn bó có thể còn chưa tồn tại. Vậy nên có những người biết mình muốn làm gì khi mới 14 tuổi, còn đâu phần lớn sẽ phải tự đi tìm lời giải cho bản thân mình.

Con đường để tìm ra sự nghiệp là gì khởi đầu bằng xắn tay lên bắt đầu làm việc. Nếu bạn chưa chắc mình nên làm gì, hãy cứ đoán. Nhưng hãy chọn một thứ và bắt đầu ngay lập tức. Bạn gần như sẽ đoán sai, nhưng không sao cả. Biết về nhiều thứ là điều tốt; các phát kiến vĩ đại nhất thường khởi nguồn từ việc nhìn ra sự kết nối giữa nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hình thành thói quen làm việc với các dự án của riêng bạn. Đừng để khái niệm “làm việc” đồng nghĩa với người khác bảo bạn làm một việc gì đó. Nếu một ngày nào đó bạn đạt được thành tựu to lớn trong công việc, nó nhiều khả năng đến dự án của riêng bạn. Nó có thể nằm trong một dự án nào đó lớn hơn nhiều, nhưng bạn sẽ nắm quyền chủ động phần việc của mình trong đó.

Dự án riêng này nên về là gì? Bất cứ thứ gì theo bạn là tham vọng một cách đầy hứng khởi. Khi bạn trưởng thành và các dự án mà bạn để tâm vào phát triển theo, sự hứng khởi và tầm quan trọng sẽ hội tụ. Khi bạn lên 7, xây các thứ to cao khổng lồ bằng lego có vẻ tham vọng một cách hứng khởi, rồi 14 tuổi là tự học giải tích, đến 21 tuổi bạn tự khám phá các câu hỏi chưa có lời giải trong môn vật lý. Hãy nhớ là luôn luôn giữ lại/giữ gìn niềm hứng khởi.

Sự ham hiểu biết một cách phấn khích đồng thời là cả động cơ và bánh lái để đạt được sự nghiệp lớn lao. Nó không chỉ thúc đẩy bạn, mà hơn thế nữa nếu làm đúng, nó sẽ chỉ ra cho bạn con đường nên đi.

Điều gì mà bạn tò mò một cách quá đáng - tò mò đến độ khiến người khác phát chán? Đó chính là điều mà bạn đang tìm kiếm.

Một khi bạn đã tìm được điều mà mình hứng thú một cách quá đáng, bước tiếp theo là nghiên cứu đủ sâu đến ranh giới tri thức của nó. Tri thức mở rộng theo phân đoạn, và nhìn từ xa các cạnh biên của nó có vẻ mịn và trơn tru, nhưng một khi bạn nghiên cứu đủ sâu thì hóa ra chúng đầy các lỗ hổng.

Bước tiếp theo là tìm ra chúng (các lỗ hổng trong biên giới tri thức của một lĩnh vực). Điều này yêu cầu bạn cần có kĩ năng, bởi não bộ muốn lờ đi các lỗ hổng này để quay về các mô hình đơn giản và vốn quen thuộc hơn về thế giới xung quanh. Rất nhiều khám phá đến từ việc đặt câu hỏi cho những điều mà ai ai cũng nghĩ là hiển nhiên.

[2] Rất nhiều các tiết mục hài độc thoại dựa trên việc chú ý đến các điều bất thường trong cuộc sống hằng ngày kiểu “Bạn có bao giờ để ý…?” Các ý tưởng mới xuất phát từ việc đặt câu hỏi như vậy với các sự vật hay hiện tượng quan trọng. Điều này phần nào lý giải tại sao phản ứng của con người về một ý tưởng mới thường là cười phá lên: Ha!

Nếu các câu trả lời có vẻ kì quặc, như vậy càng tốt hơn nữa. Great work thường pha trộn một chút yếu tố kì lạ trong nó. Bạn có thể thấy điều này từ hội họa cho tới toán học. Điểm kì quặc tích cực này sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn “cố gắng” tạo ra nó, nhưng nếu nó xuất hiện một cách tự nhiên, hãy trân trọng nó.

Hãy dũng cảm theo đuổi các ý tưởng lạ thường, cho dù người khác không quan tâm tới chúng — thực ra là người khác càng không quan tâm, càng tốt. Nếu bạn hào hứng với một khả năng mà tất cả người khác lơ đi, và bạn đủ kiến thức chuyên môn để chỉ ra yếu tố khiến họ bỏ lỡ nó, có thể bạn đã tìm ra hướng đi tốt nhất có thể.

[3] Tiêu chí chọn thứ hai rất quan trọng. Nếu bạn phấn khích bởi điều gì đó hầu hết các bên liên quan đều không coi trọng/để ý, nhưng bạn không thể đưa ra một lý lẽ chính xác và cụ thể hơn ngoài than vãn “họ không hiểu gì cả”, thì bạn đang lệch sang hướng những người bất mãn.

Bốn bước: chọn một lĩnh vực, nghiên cứu đủ sâu để đến được ranh giới, để ý các lỗ hổng, khám phá các điểm này. Có thể nói đây chính là cách mà tất cả những người có sự nghiệp lớn lao đã làm, từ các họa sĩ cho tới các nhà vật lý.

Các bước hai và bốn yêu cầu làm việc thật chăm chỉ. Có thể không có cách nào chứng minh được rằng bạn phải làm việc chăm chỉ để đạt được thành tựu to lớn, nhưng các chứng cứ thực tế chỉ ra điều này rõ ràng và hiển nhiên như sinh lão bệnh tử vậy. Nó lý giải việc làm công việc mà bạn thực sự quan tâm mang tính cốt yếu. Niềm hứng thú sẽ thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn là sự cần cù đơn thuần.

Ba động lực mạnh mẽ nhất là bản tính tò mò, niềm vui, và khao khát làm ra những kết quả đầy ấn tượng. Đôi khi các yếu tố này hội tụ, và sự kết hợp đó có sức mạnh to lớn nhất.

Món quà ý nghĩa nằm ở việc phát hiện ra một nụ hoa ở ranh giới của tri thức. Bạn để ý thấy một vết nứt ở bề mặt, tách nó mở ra, và cả một thế giới mới ẩn bên trong.


Hãy cùng bàn luận thêm một chút về chủ đề phức tạp là làm việc gì/theo ngành nào. Lý do chính khiến chủ đề này khó đó là bởi bạn không thể biết hầu hết công việc ngoài kia sẽ như thế nào ngoài việc là phải thực sự làm chúng. Đồng nghĩa với việc đó là bốn bước phía trên sẽ đè lên nhau: bạn sẽ phải làm việc gì đó nhiều năm để biết được là bạn thích hay giỏi nó đến mức nào. Và như vậy đồng nghĩa với việc bạn không làm, và đồng thời không học/hiểu về hầu hết các công việc khác. Do đó trường hợp tệ nhất bạn lựa chọn trễ dựa trên thông tin thiếu đầy đủ.

[4] Tìm ra công việc để làm không đơn giản chỉ là tìm ra điểm phù hợp giữa phiên bản hiện tại của bạn và một danh sách các vấn đề. Bạn thường phải cùng tiến hóa với vấn đề đó. Đó cũng là lý do rất khó để tìm ra việc phù hợp. Không gian tìm kiếm rất lớn. Nó là tích Đề-các của:

  • A: Tất cả các ngành nghề, của các ngành đã tồn tại cũng như chưa xuất hiện, và
  • B: Tất cả các phiên bản có thể trong tương lai của bạn

Không có cách nào bạn có thể tìm kiếm toàn bộ không gian này, vậy nên bạn phải dựa vào các chiến lược/kinh nghiệm mang tính thực tiễn để tìm ra các lựa chọn tiềm năng trong không gian đó và hy vọng các lựa chọn tốt nhất sẽ ở cạnh nhau. Nhưng đôi khi chúng không phải lúc nào cũng như vậy; các công việc khác nhau được tổ chức và phân nhóm dựa nhiều vào các sự kiện mang tính lịch sử nhiều hơn, thay vì đơn thuần là dựa trên sự giống nhau giữa chúng (các ngành nghề gần tương đồng nhau).

Bản chất của tham vọng làm vấn đề này tệ hơn nữa. Có hai hình thái của sự tham vọng, loại một là tham vọng có trước sự quan tâm vào một chủ đề nào đó và loại hai là tham vọng phát triển từ chủ đề đó. Hầu hết những ai có sự nghiệp vĩ đại đều có cả hai loại tham vọng này, và càng nghiêng nhiều về loại một, càng khó để bạn quyết định làm việc gì đầu tiên.

Các hệ thống giáo dục ở hầu hết các quốc gia giả bộ rằng việc này đơn giản/dễ dàng. Bạn phải đi theo một lĩnh vực nào đó quá sớm, trước khi bạn có thể biết được nó sẽ như thế nào. Và như một hệ quả, một cá nhân tham vọng đi trên một con đường/quỹ đạo tối ưu thường sẽ bị hệ thống nhìn như một điểm/hiện tượng bất thường.

Sẽ tốt hơn nếu các hệ thống giáo dục này, ở mức tối thiểu, thừa nhận điểm này — rằng các hệ thống này chẳng thể làm gì nhiều trong việc giúp đỡ bạn trong việc chọn công việc phù hợp, mà còn được thiết kế dựa trên ngầm định rằng bạn, một thiếu niên, bằng một phép màu kì diệu nào đó đoán ra được (nghề nghiệp phù hợp). Các hệ thống này sẽ không nói cho bạn biết, nhưng tôi thì có: về vấn đề tìm ra ngành nghề công việc phù hợp, bạn phải tự lo cho chính mình mà thôi. Một vài người sẽ may mắn và đoán đúng, nhưng toàn bộ những người còn lại sẽ phải tự tìm ra bằng cách vật lộn vất vả giữa nhiều lối đi và ngã rẽ chéo nghoe, thay vì các lựa chọn nghề nghiệp định sẵn.

Bạn nên làm gì khi còn trẻ và tham vọng, nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu? Điều nên tránh là cứ hững hờ trôi đi một cách thụ động, cứ ngỡ rằng vấn đề này rồi nó sẽ qua đi thôi. Bạn cần phải hành động. Dở nỗi là chẳng có một phương pháp có hệ thống nào để làm theo cả. Khi bạn đọc tiểu sử của các nhân vật có sự nghiệp vĩ đại, có vẻ may mắn chiếm vai trò đáng kinh ngạc. Họ khám phá ra nên làm gì sau một cuộc gặp mặt tình cờ, hay sau khi đọc một cuốn sách ngẫu nhiên nào đó. Vậy nên bạn cần phải biến bản thân thành một mục tiêu thu hút sự may mắn, và cách làm là hãy thật tò mò. Thử thật nhiều thứ, gặp thật nhiều người, đọc thật nhiều sách, hỏi thật nhiều câu hỏi.

[5] Có rất nhiều lý do người hiếu kì có nhiều khả năng thành công trong công việc, nhưng một trong các lý giải rõ ràng hơn đó là, bằng cách quăng lưới thật rộng, có nhiều khả năng họ sẽ tìm thấy công việc phù hợp hơn.

Khi chưa biết chắc, hãy ngả theo sự hứng thú. Các lĩnh vực sẽ thay đổi khi bạn học và hiểu hơn về nó. Chẳng hạn làm toán khi là nhà toán học rất khác so với làm toán trên ghế nhà trường. Do đó bạn nên cho các công việc khác nhau cơ hội để hiểu được chúng là như thế nào. Một lĩnh vực nên trở nên ngày càng thú vị khi bạn học thêm về nó. Nếu không phải như vậy, nhiều khả năng nó không phải dành cho bạn.

Đừng lo lắng nếu bạn thấy bạn quan tâm tới các thứ khác biệt so với người ta. Gu về sự quan tâm của bạn càng lạ lùng, càng là tín hiệu tốt. Những gu lạ kỳ thường cũng là gu mạnh, và gu làm việc mạnh mẽ đồng nghĩa là bạn sẽ rất năng suất. Kéo theo khả năng bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều mới ở nơi mà chưa ai tìm kiếm cả.

Một dấu hiệu bạn phù hợp với một kiểu công việc là khi bạn thích các tác vụ mà người khác thấy tẻ nhạt và đáng sợ.

Nhưng các lĩnh vực không phải là con người; bạn không nợ lòng trung thành gì chúng cả. Nếu trong lúc bạn đang làm một công việc này mà bạn phát hiện công việc khác hứng khởi hơn, đừng ngần ngại thay đổi.

Nếu bạn đang tạo ra thứ gì đó cho người khác, hãy đảm bảo rằng đó là thứ mà họ thực sự mong muốn. Cách tốt nhất để làm việc này là làm ra thứ gì đó mà chính bạn mong muốn. Viết một câu chuyện mà bạn muốn đọc; tạo nên một công cụ bạn muốn dùng. Và bởi vì bạn của bạn cũng cùng chung sở thích, điều này sẽ giúp bạn có các khán giả ban đầu.

Điều này nên bám theo quy tắc về sự hứng khởi. Rõ ràng câu chuyện hứng khởi nhất để viết sẽ là câu chuyện bạn muốn đọc. Chủ đích tôi nhắc đến trường hợp này là vì rất nhiều người hiểu sai về nó. Thay vì làm ra thứ gì đó họ muốn, họ cố gắng làm ra thứ mà khán giả phức tạp hư ảo nào đó muốn. Và một khi bạn đi theo lối đó, bạn sẽ lạc lối.

[6] Cũng sẽ nguy hiểm khi tạo ra thứ gì đó cho một tập khán giả bạn cho là kém tinh vi/phức tạp so với bạn, nếu nó khiến bạn hạ thấp người khác. Bạn có thể kiếm rất nhiều tiền bằng cách làm việc đó, nếu bạn làm nó một cách đủ lươn lẹo, nhưng nó không dẫn lối tới một sự nghiệp vĩ đại. Dù sao thì những người làm việc lươn lẹo cũng chẳng quan tâm đến vấn đề này.

Có rất nhiều yếu tố khiến bạn lạc lối khi bạn cố gắng tìm ra lối đi cho mình. Sự giả bộ, theo xu hướng, sự sợ hãi, tiền bạc, chính trị, mong muốn của người khác, gian lận tràn lan. Nhưng nếu bạn theo đuổi điều bạn thực sự quan tâm, bạn sẽ miễn nhiễm các điều này. Nếu bạn đã quan tâm, bạn sẽ không lạc lối.


Đi theo các mối quan tâm của bạn nghe như một chiến thuật có phần thụ động, nhưng thực tế nó thường đồng nghĩa với việc kiên trì vượt qua hết trở ngại này đến trở ngại khác. Bạn sẽ phải đối mặt sự từ chối và cả thất bại. Điều đó cần rất nhiều sự dũng cảm.

Bạn sẽ thực sự cần dũng khí, tuy nhiên bạn không cần lên kế hoạch nhiều. Trong hầu hết các trường hợp để làm việc lớn rất đơn sơ: làm việc cật lực với các dự án đầy hào hứng và tham vọng, và điều gì đó tốt sẽ xuất hiện. Thay vì thảo ra một kế hoạch và thực thi nó, bạn hành động đi kèm với việc duy trì điểm cốt lõi (của dự án hay mục tiêu của mình).

Vấn đề của việc lên kế hoặc đó là nó chỉ giúp cho các thành tựu mà bạn có thể đoán định trước được. Bạn có thể thắng huy chương vàng hay quyết chí làm giàu bằng cách quyết tâm như thế khi còn là trẻ con và rồi theo đuổi nó một cách kiên trì mục tiêu đó, nhưng bạn không thể khám phá ra chọn lọc tự nhiên theo cách đó được.

Tôi nghĩ là với hầu hết tất cả những ai muốn làm nên thành tựu to lớn, chiến lược đúng là không nên lập kế hoạch quá nhiều. Ở mỗi giai đoạn hãy làm bất kể việc gì có vẻ hào hứng nhất và cho bạn các lựa chọn tốt nhất cho tương lai. Tôi gọi hướng tiếp cận này là “đi ngược hướng gió”. Đây có vẻ là cách mà hầu hết những ai đã có thành tựu to lớn đã tuân theo.


Kể cả khi bạn đã tìm thấy thứ gì đó thú vị để làm, nhưng thực sự làm việc đôi khi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Sẽ có những lúc ý tưởng mới nào đó khiến bạn bật dậy khỏi giường vào một buổi sáng và lao thẳng vào việc. Nhưng cũng có những lúc chuyện chẳng đơn giản như vậy.

Bạn sẽ không đơn giản là giăng buồm lên và được thổi lướt đi bởi niềm cảm hứng. Sẽ có những lúc bị gió cản, rồi dòng chảy, và đồi cát ngầm ngăn trở. Vậy nên có các kĩ thuật để bắt đầu làm việc, tương tự như lái thuyền buồm vậy.

Đơn cử là, trong khi chắc chắn là bạn sẽ phải làm việc thật chăm chỉ, có thể dẫn đến độ bạn làm quá sức, và nếu bạn làm như vậy bạn sẽ thấy làm hơn nữa cũng không thêm hiệu quả: mỏi mệt sẽ khiến bạn ngớ ngẩn, và cuối cùng là có thể tàn phá cả sức khỏe. Thời điểm như vậy khác nhau với mỗi loại công việc. Một vài công việc khó khăn nhất bạn chỉ cố thể làm tập trung tối đa bốn hoặc năm tiếng mỗi ngày.

Lý tưởng là những giờ đó liền nhau. Trong khả năng của bạn, hãy cố gắng xắp xếp cuộc sống sao cho bạn có các khung thời gian dài để chuyên tâm làm việc. Bạn sẽ lảng tránh các công việc khó nếu bạn biết là kiểu gì mình cũng bị gián đoạn/làm phiền.

Thường thì bắt đầu làm việc sẽ khó hơn là tiếp tục làm việc. Bạn thường sẽ phải tự đánh lừa bản thân vượt qua ngưỡng ban đầu đó. Đừng lo quá về việc này; nó là bản chất của làm việc, thay vì là điểm yếu trong tính cách của bạn. Làm việc có một kiểu năng lượng kích hoạt, cả ở cấp độ hằng ngày hay dự án. Và vì ngưỡng bắt đầu làm việc cao hơn tiếp tục làm việc, bạn có thể tự dối bản thân điều ngược lại để vượt qua nó.

Thường sẽ là sai lầm nếu bạn dối bản thân nếu bạn muốn làm việc lớn, nhưng đây là một trong các trường hợp hiếm hoi bạn có thể làm như thế. Khi tôi chần chừ làm việc vào buổi sáng, tôi thường tự lừa bản thân rằng “Mình sẽ chỉ đọc qua xem mình đến đâu rồi”. Năm phút sau tôi tìm thấy vài thứ bị lỗi hay chưa hoàn thiện, và vậy là xong.

Mẹo tương tự hiệu quả trong việc bắt đầu các dự án mới. Hoàn toàn ổn về việc lừa bản thân dự án này thì tốn mấy công mấy hồi chẳng hạn. Rất nhiều điều tuyệt vời đã bắt đầu bằng ai đó tự nhủ rằng “Có khó gì cơ chứ?”

Đây là một ví dụ mà tuổi trẻ có lợi thế. Họ lạc quan hơn, và mặc dù một trong các lý do là vì thiếu hiểu biết, trong trường hợp này thiếu hiểu biết đôi khi chiến thắng sự hiểu biết.

Dù sao thì hãy cố gắng hoàn thành thứ mà bạn đã bắt đầu, cho dù nhiều việc hơn bạn đã tưởng tượng. Hoàn thành công việc không chỉ là luyện tập trong việc chỉn chu hay kỉ luật cá nhân. Trong rất nhiều dự án các khám phá tuyệt vời nhất xảy ra ở giai đoạn cuối của hành trình.

Một kiểu lừa dối nữa có thể bỏ qua đó là nói quá lên về tầm quan trọng của việc bạn đang làm, ít nhất là trong đầu của bạn. Nếu nó giúp bạn khám phá ra điều gì đó mới mẻ, thì sau cùng hóa ra đó không phải là một lời nói dối.

[7] Ý tưởng này tôi học được từ cuốn Một lời xin lỗi của nhà toán học viết bởi Hardy, cuốn sách mà bất cứ ai tham vọng và muốn làm việc lớn ở bất cứ lĩnh vực nào cũng nên đọc.


Bởi vì có hai kiểu bắt đầu làm việc — bắt đầu theo ngày và theo dự án — do đó cũng có hai kiểu trì hoãn. Trì hoãn bắt đầu dự án nguy hiểm hơn nhiều. Bạn lùi việc bắt đầu dự án tham vọng đó năm này qua năm khác bởi vì có vẻ chưa đúng thời điểm. Khi bạn trì hoãn theo đơn vị nhiều năm, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều thứ.

[8] [#revision needed] Giống như việc chúng ta lầm tưởng mình có thể làm nhiều thứ trong một ngày và đánh giá thấp việc mình có thể hoàn thành trong nhiều năm, chúng ta đánh giá cao thiệt hại của việc trì hoãn trong một ngày và đánh giá thấp thiệt hại trong nhiều năm.

Một lý do khiến việc trì hoãn theo-dự-án thực sự nguy hiểm đó là nó thường tự nó ngụy trang là làm việc. Bạn không ngồi một chỗ vô công rồi nghề; bạn đang làm việc chăm chỉ cần cù một công việc gì đó. Vậy nên trì hoãn theo-dự-án không khiến chuông báo thức reo như việc trì hoãn theo-ngày. Bạn quá bận rộn để nhận ra nó.

Cách để đánh bại nó đó là thỉnh thoảng dừng lại và hỏi bản thân: “Mình có đang làm việc mà mình muốn làm nhất không?” Khi bạn trẻ đôi khi “Không” là câu trả lời chấp nhận được, nhưng nó ngày càng nguy hiểm khi bạn già đi.

[9] Bạn thường là sẽ không được trả tiền để làm thứ bạn thích, đặc biệt khi còn trẻ. Có hai lựa chọn: kiếm tiền dựa trên công việc sát với việc bạn muốn làm và đẩy chúng (hai công việc) sát nhau hơn, hoặc kiếm tiền dựa trên công việc hoàn toàn khác và làm dự án của riêng bạn ngoài giờ. Cả hai cách đều khả thi, nhưng cả hai đều có khuyết điểm: cách đầu tiên thì mặc định ý tưởng và công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng, và với cách thứ hai thì bạn sẽ phải nỗ lực giành thời gian cho nó.


Việc lớn thường bao hàm việc dành một khoảng thời gian, theo cách nhìn của người khác/phần lớn mọi người, là quá đáng cho một vấn đề. Bạn không được nghĩ khoảng thời gian này là cái giá, bởi vậy sẽ là quá cao. Bạn phải tìm được công việc đủ cuốn hút/hấp dẫn khi làm nó.

Có những việc mà bạn phải cần mẫn làm những việc bạn ghét nhiều năm trước khi bạn đến được giai đoạn hấp dẫn, nhưng đây không phải là cách để xây dựng nghiệp lớn. Việc lớn đến từ việc tập trung một cách nhất quán vào một chủ đề mà bạn thực sự quan tâm. Khi bạn dừng lại để thu hoạch thành quả, bạn bị bất ngờ vì quãng đường mà mình đã đi.

Lý do mà chúng ta bị bất ngờ đến từ việc chúng ta đánh giá thấp hiệu ứng cộng dồn của công việc. Viết một trang mỗi ngày nghe thì có vẻ không nhiều, nhưng nếu bạn làm như vậy hằng ngày bạn sẽ viết xong một cuốn sách mỗi năm. Đó chính là chìa khóa: tính ổn định/nhất quán. Những người làm việc lớn không hoàn thành quá nhiều một ngày. Họ chắc chắn hoàn thành việc gì đó, hơn là không làm gì.

Nếu bạn làm việc có tính tích lũy, bạn sẽ phát triển tăng vọt theo hàm mũ. Hầu hết những ai làm việc như vậy, làm một cách vô thức, nhưng nó đáng để dừng lại và suy ngẫm một chút. Học chẳng hạn, là một ví dụ của điều kì lạ này: bạn càng học về một chủ đề, càng dễ để bạn học thêm về nó. Phát triển một tập khán giả là một ví dụ tương tác khác: khi bạn có càng nhiều người hâm mộ, họ lại càng mang thêm nhiều người khác nữa tham gia.

Vấn đề với phát triển tăng vọt theo hàm vũ đó là lúc thời gian đầu sẽ không cảm thấy gì cả. Nhưng thức tế không phải vậy, nó vẫn là đường cong tăng vọt kì diệu đó. Nhưng chúng ta chưa thể cảm nhận nó theo trực giác, do đó chúng ta đánh giá thấp nó ở giai đoạn đầu này.

Một việc phát triển tăng vọt theo hàm mũ có thể trở nên hết sức giá trị và xứng đáng dành nỗ lực phi thường để bắt đầu. Nhưng bởi chúng ta đánh giá thấp tăng trưởng nhảy vọt khi mới bắt đầu, vậy nên nỗ lực phi thường này cũng được làm một cách vô thức: mọi người vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu của việc học cái mới bởi họ biết từ kinh nghiệm, rằng việc học cái mới luôn cần một lực đẩy ban đầu, hay xây dựng tập người khán giả ủng hộ từng người một bởi vì học không có cách nào tốt hơn. Nếu mọi người chủ động nhận ra là họ có thể đầu tư vào tăng trưởng nhảy vọt theo hàm mũ thì cả làng cả nước/ai ai cũng đã làm thế rồi.



Làm việc không chỉ xảy ra khi bạn ngồi xuống làm việc. Có một kiểu suy nghĩ vu vơ hết sức quyền lực/vi diệu khi bạn đi bộ, đi tắm, hay nằm trên giường. Khi bạn cho phép trí não bay bổng/tung tăng một chút, bạn thường sẽ giải quyết được các vấn đề hóc búa mà chăm chăm chỉ nghĩ về nó lại không giải được.

Tuy nhiên bạn phải làm việc chăm chỉ theo cách thông thường để hưởng lợi từ hiện tượng lạ kì này. Bạn không thể chỉ đi bộ lăng quăng và mơ mộng. Việc mơ mộng phải được đan xen với công việc có chủ đích để đưa các câu hỏi vào tiềm thức.

[10] Nếu bạn thiết lập cuộc sống của mình đúng, nó sẽ tự động mang lại các chu kỳ tập trung-thư giãn. Một thiết lập hoàn hảo là văn phòng bạn làm việc và con đường mà bạn đi bộ đi và về văn phòng đó.

Mọi người đều biết cách để tránh mất tập trung ở văn phòng, nhưng tránh mất tập trung ở nửa chu kỳ còn lại cũng rất quan trọng. Khi bạn để tâm trí được thoải mái mơ mộng, nó sẽ lang thang đến bất cứ điều gì bạn quan tâm nhất ở thời điểm đó. Vậy nên hãy tránh kiểu mất tập trung khiến công việc bị văng ra khỏi đầu bạn, nếu không bạn sẽ phí hoài luồng suy nghĩ này. (Ngoại lệ: Đừng lảng tránh tình yêu.)



Trau dồi một cách có ý thức cảm quan về công việc trong lĩnh vực của bạn. Cho đến khi bạn biết như thế nào là tốt nhất và vì sao lại là như vậy, bạn không biết mình đang hướng đến điều gì.

Và đó chính là điều mà bạn đang hướng tới, bởi vì nếu bạn không cố gắng trở thành người giỏi nhất, bạn sẽ chẳng được ở mức khá. Điều này đã được chứng minh bởi quá nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau, vì vậy rất đáng để bạn suy ngẫm về tính chính xác của nó. Có thể bởi vì tham vọng là điều kì lạ mà ở đó hầu như tất cả lỗi lầm đều ở một hướng — khi mà hầu hết tất cả các viên đạn trượt đều trượt vì làm chưa tới. Hoặc có thể bởi vì tham vọng trở thành người giỏi nhất quá khác biệt về mặt định tính với việc chỉ ở mức khá. Cũng có thể bởi vì định nghĩa về “mức khá” đơn giản là quá chung chung. Có thể là cả ba điều trên đều đúng.

[11] Có thể có những người đạt đến đỉnh cao của công việc mà không hề cố gắng một cách có ý thức. Nếu bạn muốn mở rộng quy luật bên trên để bao gồm cả trường hợp này, nó trở thành: Đừng cố gắng gì khác ngoài việc trở thành người xuất sắc nhất.

May mắn là có những lợi ích kinh tế to lớn lâu dài ở đây (#revision needed). Mặc dù bạn sẽ rất vất vả để trở thành người xuất sắc nhất, nhưng bạn sẽ phát triển vượt mong đợi. Điều đó rất phấn khích, và cũng khai phóng một cách kỳ lạ. Nó đơn giản hóa nhiều thứ. Theo nghĩa nào đó, để trở thành người xuất sắc nhất sẽ dễ dàng hơn là đơn thuần chỉ ở mức khá.

Một cách để đặt mục tiêu thật cao đó là cố gắng tạo ra thứ gì đó mà người ta vẫn sẽ quan tâm sau cả trăm năm nữa. Không phải bởi vì ý kiến trăm năm nữa có sức nặng hơn của hiện tại, mà là bởi vì thứ gì đó có vẻ tốt dù là cả trăm năm nữa thường là thực sự tốt.


Đừng cố gắng làm việc theo một phong cách lập dị. Hãy cố gắng làm việc một cách xuất sắc nhất; và bạn sẽ không phải bận tâm về vấn đề lập dị hay không. Phong cách là làm việc theo một cách đặc trưng mà bạn không phải gồng mình cố. Cố làm giống là giả tạo. Sự giả tạo bộc lộ và giả như ai đó chứ không phải bạn đang làm việc. Bạn lựa chọn một bản thể ấn tượng nhưng giả mạo, và khi bạn hài lòng với sự ấn tượng, thì sự giả tạo sẽ được thể hiện trong công việc.

[12] Điều này ngày càng trở nên phức tạp hơn trong công việc giống như diễn xuất, nơi quá quen với việc vào vai một bản thể. Nhưng kể cả ở trường hợp này cũng có sự giả tạo. Có lẽ quy tắc trong các lĩnh vực đó nên là tránh sự giả tạo vô tình.

Sự cám dỗ trở thành một ai đó khác mạnh mẽ nhất ở người trẻ. Họ thường cảm thấy mình không là ai cả. Nhưng bạn không bao giờ cần phải lo về vấn đề đó, bởi vì nó tự giải quyết nếu bạn làm việc cho các dự án đủ tham vọng. Nếu bạn thành công với một dự án đủ tham vọng, bạn không còn là kẻ vô danh nữa; bạn là người đã thực hiện nó. Vậy nên hãy tập trung vào làm việc/giải quyết vấn đề và tên tuổi của bạn sẽ tự khắc được biết tới.


“Đừng giả tạo” là một quy tắc hữu ích, nhưng làm thế nào bạn có thể diễn đạt ý tưởng này một cách tích cực? Làm sao để bạn quyết định được là như thế này là được và thế này là không được? Câu trả lời tốt nhất là hãy thành người chính trực. Nếu bạn là người chính trực, bạn sẽ tránh được sự giả tạo và một loạt kiểu tính cách tương tự.

Cốt lõi của việc chính trực là trở nên trung thực về mặt tư duy. Chúng ta được dạy khi còn là những đứa trẻ, rằng trung thực là một đức tính không ích kỉ/vị tha — như là một sự hy sinh. Nhưng thực tế nó còn là một nguồn của sức mạnh. Để có những ý tưởng mới, bạn cần có một con mắt sắc sảo đặc biệt cho sự thật. Bởi bạn đang cố gắng kiếm tìm những sự thật ẩn dấu mà người khác chưa nhìn ra. Và làm sao mà bạn có thể có con mắt sắc sảo cho sự thật nếu bạn dối trá trong tư duy?

Một cách để tránh sự dối trá trong tư duy đó là giữ một áp lực tích cực vừa phải theo hướng ngược lại. Luôn sẵn lòng thừa nhận rằng bạn đã sai và mắc lỗi. Một khi bạn thừa nhận mình mắc lỗi về một việc gì đó, bạn sẽ thấy thư thái trong lòng. Còn đâu trước đó bạn sẽ phải luôn canh cánh với nó.

[13] Bạn có thể có những niềm tin không thể lay chuyển, khi và chỉ khi những điều đó không thể bị chứng minh là sai được. Ví dụ, việc có nguyên tắc rằng tất cả mọi người nên cần được đối xử công bằng theo pháp luật, bởi vì một câu với từ nên ở trong nó không phải là một mệnh đề về thế giới và do đó khó để bác bỏ. Và nếu không có một bằng chứng nào có thể bác bỏ một trong các nguyên tắc của bạn, sẽ chẳng có sự thật nào bạn cần phải bỏ ngoài tai để bảo vệ/giữ nó cả.

Một khía cạnh ít được chú ý nữa của sự chính trực là không hình thức. Việc không màu mè hình thức quan trọng hơn nhiều từ ngữ mang hơi hướng tiêu cực cấu thành nên nó. Không phải chỉ là sự thiếu đi của thứ gì đó. Ý nghĩa thực sự của nó là tập trung vào những điều cốt lõi hơn là những thứ ngoài lề khác.

Điều mà hình thức và sự giả tạo chung nhau đó là khi bạn làm việc, bạn cố gắng làm theo một cách thức cụ thể nào đó. Nhưng bất cứ năng lượng gượng ép nào cũng là không tốt. Đó chính là một trong các lý do mà những anh khờ mọt sách có lợi thế trong việc làm nên việc lớn: họ không tốn công gượng ép làm theo cái gì cả. Thực tế thì đó cơ bản là định nghĩa của một anh khờ mọt sách.

Những anh khờ mọt sách có một kiểu dũng cảm ngây ngô chính xác là thứ cần thiết để làm nên việc lớn. Họ không học đặc điểm đó; nó được bảo tồn từ tuổi thơ. Vậy nên hãy trân trọng điều đó. Hãy là người tạo ra cái mới hơn là ngồi yên một chỗ và đưa ra những lời nhận xét nghe có vẻ phức tạp về chúng. Câu nói “Chê thì dễ” đúng từng câu từng chữ , và con đường để làm nên việc lớn chưa bao giờ dễ dàng.

Có những công việc cụ thể mà ở đó sự hoài nghi và bi quan là một lợi thế, nhưng nếu bạn muốn làm việc lớn thì suy nghĩ tích cực là một lợi thế, cho dù thỉnh thoảng nó khiến bạn nhìn như một thằng ngốc. Có một truyền thống khiến chúng ta làm ngược lại (người lớn nói “trẻ con biết gì” hay nạt khi trẻ em nói gì đó sai). Kinh Cực Ước có nói về việc giữ im lặng để không biến mình thành kẻ ngốc. Nhưng đó là lời khuyên để ra vẻ mình thông minh. Nếu bạn thực sự muốn khám phá những điều mới, bạn nên nói với nhiều người hơn về ý tưởng của bạn.

Có những người chính trực một cánh tự nhiên, và có những người cần sự nỗ lực thực sự. Sự chính trực theo kiểu nào cũng được. Nhưng tôi nghi là sẽ không thể làm việc lớn nến không có sự chính trực. Bởi kể cả có nó cũng đã rất khó khăn rồi. Bạn không có đủ chỗ cho lỗi lầm đến từ việc không thành thật, dối trá về mặt trí tuệ, ra vẻ chính thống, hợp thời, hay ngầu.

[14] Sự không thành thật dễ sửa hơn dối trá về mặt tri thức. Sự không thành thật thường là bởi sự thiếu hiểu biết của tuổi trẻ, nó sẽ được rút kinh nghiệm qua thời gian, trong khi đó dối trá về tri thức là một kiểu khiếm khuyết về tính cách hơn.


Việc lớn không chỉ nhất quán với ai thực hiện nó, mà còn với chỉnh bản thân công việc đó. Nó thường gồm toàn bộ các phần của một bức tranh lớn. Vậy nên khi bạn đối mặt với một quyết định nào đó giữa chừng, hãy tự hỏi rằng lựa chọn nào nhất quán hơn.

Bạn có thể sẽ phải vứt bỏ thành quả và làm lại. Có thể bạn không phải làm như vậy, nhưng hãy chuẩn bị tâm lý sẵn lòng làm thế. Tất nhiên như vậy sẽ cần nỗ lực lớn; khi có thứ gì đó bạn cần phải làm lại, mong muốn giữ lại nguyên trạng và sự lười nhác sẽ kết hợp, khiến bạn từ chối rũ bỏ. Để thắng suy nghĩ này hãy tự hỏi: Nếu mình đã ra quyết định thay đổi, liệu mình có muốn trở lại giống như bây giờ không?

Hãy có đủ sự tự tin để từ bỏ. Đừng giữ lại thứ gì đó không phù hợp cho dù bạn có tự hào về nó đi chăng nữa, hay bởi vì bạn đã mất rất nhiều tâm huyết cho nó.

Tất nhiên rằng một số công việc cần bạn phải bỏ bớt nhiều thứ về đến căn nguyên. Kết quả sẽ tập trung hơn; bạn sẽ hiểu nó tốt hơn; và bạn sẽ không phải dối bản thân rằng có gì thực sự trong đó hay không.

Sự thanh lịch mang tính toán học nghe có vẻ như một ẩn dụ xuất phát từ nghệ thuật. Đó chính là điều đầu tiên tôi nghĩ đến khi tôi nghe về từ “thanh lịch” được dùng cho một mệnh đề. Nhưng giờ tôi nghi rằng nó có trước về mặt ý tưởng — rằng phần chính của sự thanh lịch nghệ thuật nằm ở sự thanh lịch toán học.

  • ChatGPT explanation & example:

    Consider the Golden Ratio, a mathematical concept that describes a specific type of balance and proportion. This ratio is found throughout nature and has been used by artists for centuries to create "elegant" pieces of art. In this way, what's deemed elegant in art might actually be grounded in a mathematical foundation.

Dù như thế nào thì đó cũng là một tiêu chuẩn hữu ích hơn toán rất nhiều.

Nhưng sự thanh lịch có thể phải là một ván cược dài hơi. Các giải pháp tốn công sức thường được coi trọng trong ngắn hạn. Chúng tốn rất nhiều thời gian và chúng khó để hiểu, cả hai khía cạnh khiến người ta ấn tượng, ít nhất là tạm thời.

Trong khi đó các thành quả tuyệt vời nhất lại thường có vẻ không tốn công sức, bởi nhìn như nó đã thành như vậy sẵn rồi. Nó không cần phải xây dựng gì cả, cứ nhìn là ra thôi. Sẽ là tín hiệu tốt khi khó có thể phân biệt giữa việc bạn đã tạo ra hay khám phá ra nó.

Khi bạn làm việc mà có thể nhìn theo hướng tạo hoặc khám phá ra, hãy ngả theo chiều hướng khám phá. Hãy nghĩ theo hướng rằng bạn chỉ đơn thuần là phương tiện để các ý tưởng thành hình.

(Kỳ lạ ở chỗ là có một ngoại lệ chính là ở việc chọn vấn đề nào để theo đuổi. Nó thường được xem là việc tìm kiếm, nhưng theo cách tốt nhất thì nó giống như tạo ra một thứ gì đó. Cách tuyệt vời nhất là bạn tạo ra một lĩnh vực mới trong quá trình khám phá nó.)

Tương tự như vậy, nếu bạn đang muốn tạo ra một công cụ đầy sức mạnh, tạo ra nó theo hướng không bị trói buộc một cách vô cớ. Một công cụ đầy sức mạnh theo đúng định nghĩa sẽ được sử dụng theo cách mà chính bạn cũng không tưởng tượng được, vậy nên hãy ngả theo hướng xóa bỏ các rào cản, kể cả khi bạn chưa biết lợi ích sẽ như thế nào.

Việc lớn sẽ giống như một công cụ theo chiều hướng là nền tảng để xây dựng nhiều thứ khác nữa. Vậy nên việc bạn tạo ra nhiều ý tưởng mà người khác có thể dùng, hay đặt ra nhiều câu hỏi mà người khác có thể trả lời là một dấu hiệu tốt. Những ý tưởng tuyệt vời nhất có ý nghĩa ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nếu bạn truyền đạt các ý tưởng của bạn theo cách phổ quát nhất, chúng sẽ trở nên chân thực hơn bạn tưởng tượng.


Chân thực không thì tất nhiên là chưa đủ. Những ý tưởng tuyệt vời phải vừa chân thực và mới mẻ. Và sẽ mất tương đối công sức để có thể nhìn ra các ý tưởng mới, cho dù bạn đã đạt đến ranh giới của kiến thức.

Chúng ta thường gọi khả năng này với những cái tên như sự nguyên bản, sự sáng tạo, và trí tưởng tượng. Hoàn toàn dễ hiểu về việc này, bởi nó có vẻ là một kỹ năng riêng biệt. Bạn hoàn toàn có thể tinh thông khả năng ở các khía cạnh khác nhau hay còn được gọi là các “năng lực kỹ thuật” — nhưng không có nhiều kỹ năng nguyên bản và sáng tạo.

  • ChatGPT explanation & example:

    Consider a musician who can flawlessly play the most complicated pieces of music when they're written down. This musician possesses immense technical ability. However, if the same musician struggles to improvise or compose new original pieces, they might lack that separate skill of originality and creativity.

Tôi chưa bao giờ thích khái niệm “quy trình sáng tạo.” Nó dễ gây lầm tưởng. Sự nguyên bản không phải là một quy trình mà là một thói quen của tâm trí. Những bộ não nguyên bản sẽ bật ra các ý tưởng mới về bất cứ thứ gì họ để tâm vào, giống như một lưỡi cưa cắt kim loại bắn ra tia lửa vậy, không thể khác được.

Nếu thứ mà họ hướng tâm trí vào là thứ mà họ không hiểu sâu sắc, các ý tưởng mới này sẽ không xuất sắc. Một trong những người có tư duy nguyên bản nhất mà tôi biết quyết định tập trung vào việc hẹn hò sau khi anh ấy li dị. Anh ấy biết về hẹn hò cơ bản giống như một người 15 tuổi vậy, và kết quả cực kỳ sống động. Ví dụ trên làm rõ hơn đặc tính của sự nguyên bản khi nó tách biệt với hiểu biết chuyên môn.

  • ChatGPT explanation & example

    Explanation: This statement underscores the distinction between having original, unique ideas (originality) and having the knowledge or skills in a specific field (expertise). By observing the "original thinker" in the context of dating, where he lacked expertise, it became evident that one can have a lot of new ideas without necessarily having the right or effective ones.

    Example: Think of a tech enthusiast who has a lot of inventive ideas for new apps but has no expertise in software development. They might propose an idea for an app that sounds original and unique, like an app that changes color based on your mood. However, without the expertise in how to technically achieve that or whether it's even feasible, the idea remains just that—an idea. Observing this, one can clearly see that while the individual is full of originality, they lack the expertise to determine the viability or practicality of their ideas.

Tôi không rõ là có cách nào có thể ươm mầm sự nguyên bản, nhưng chắc chắn có cách để vận dụng tối đa những gì bạn có. Ví dụ là rất có khả năng bạn sẽ có ý tưởng nguyên bản khi bạn tâm huyết làm một việc gì đó. Các ý tưởng nguyên bản không đến từ việc cố gắng để nặn ra ý tưởng nguyên bản. Chúng đến từ việc cố gắng xây dựng hoặc thấu hiểu thứ gì đó hơi quá khó một chút.

[15] Tất nhiên bạn sẽ không phải làm việc ở chính xác thời điểm bạn có ý tưởng đó, mà có lẽ bạn đã và đang theo đuổi nó gần đây rồi.

Nói hoặc viết về những thứ bạn quan tâm là một cách hiệu quả để tạo ra các ý tưởng mới. Khi bạn cố gắng đưa ra ý tưởng bằng câu chữ, một ý tưởng chưa thành hình sẽ kiểu tự tạo ra một lực hút chân không, kéo nó ra khỏi chính bạn. Mặc dù vậy, có các hình thức suy nghĩ chỉ có thể đạt được bằng cách viết ra mà thôi.

Thay đổi ngữ cảnh có ích trong trường hợp này. Bạn thường nảy ra các ý tưởng mới khi thăm một địa điểm mới. Chính hành trình thường làm lệch hướng các ý tưởng này. Nhưng bạn không cần đi quá xa để bật ra ý tưởng mới. Đôi khi chỉ cần đi bộ thôi là đủ rồi.

[16] Một vài người nói rằng thuốc kích thích thần kinh cũng có tác dụng tương tự. Tôi thì nghi ngờ điều đó, nhưng gần như không biết gì về công dụng của chúng.

Khám phá không gian của chủ đề cũng rất hữu ích. Bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn nếu bạn khám phá thật nhiều chủ đề khác nhau, kiểu như bạn cắt kim loại để bắn ra tia lửa ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bởi việc giao thoa và mang khái niệm ở lĩnh vực này áp dụng cho lĩnh vực khác thường cho kết quả ngọt ngào.

Nhưng cũng đừng chia tách sự tập trung của bạn bằng nhau cho quá nhiều chủ đề, khi đó suy nghĩ của bạn sẽ trở nên quá nông. Bạn nên phân bổ nó giống như một quy luật quyền lực vậy (power law, Pareto 80-20).

[17] Một ví dụ: bạn dành thời gian cho chủ đề quan trọng thứ-n lượng tập trung là (m-1)/m^n, với m > 1. Tất nhiên là bạn không thể dành sự tập trung chính xác tuyệt đối như công thức, nhưng cơ bản là bạn biết mình cần phân bổ nó như thế nào.

  • ChatGPT explanation & example

    Alright, let's break down the given formula and explain the variable m.

    In the formula: (m-1)/m^n, with m > 1

    The variable m seems to represent a scaling factor. It's a constant that's greater than 1, determining the distribution of attention across different topics based on their importance ranking. The n variable is the rank of the topic's importance. As n increases (which means the topic is less important), the fraction becomes smaller, meaning you give it less attention.

    Let's take an example:

    Assuming m = 2, just for the sake of simplicity:

    1. For the 1st most important topic (n=1):

    Attention = {2-1}/{2^1} = 1/2 = 0.5

    This means you give the most important topic half (or 50%) of your attention.

    2. For the 2nd most important topic (n=2):

    Attention = {2-1}/{2^2} = 1/4 = 0.25

    This means you give the second most important topic a quarter (or 25%) of your attention.

    As you go down the list of importance (increasing n), you give proportionally less attention to each successive topic.

    The example shows that, as topics become less important, the proportion of attention you give to them diminishes. The specific choice of m will influence how rapidly this diminishment happens. The larger the value of m, the steeper the drop in attention as you go from the most important to the least important topic.

Hãy thực sự tò mò về một vài chủ đề và hơi hơi tò mò ở các chủ đề khác nữa.

Trí tò mò và sự nguyên bản liên hệ mật thiết với nhau. Trí tò mò cung cấp nguyên liệu mới cho sự nguyên bản. Nhưng mối quan hệ giữa chúng còn mật thiết hơn nữa. Trí tò mò ngay chính bản thân nó là một hiện thân của sự nguyên bản; như kiểu chúng ta hay nói sự nguyên bản thể hiện trong các câu trả lời, thì trí tò mò tương tự như vậy cho các câu hỏi. Bởi các câu hỏi tuyệt vời khơi gợi và là tiền đề cho những câu trả lời uyên thâm nhất, trí tò mò là một động lực sáng tạo to lớn.


Bật ra những ý tưởng quả là cuộc chơi kì lạ, bởi nó thường chính là nhìn ra những điều đã luôn ngay ở trước mũi chúng ta vậy. Một khi bạn đã nhìn ra một ý tưởng mới, nó thường trông rất hiển nhiên. Tại sao lại chưa ai nghĩ đến nó trước đây nhỉ?

Khi một ý tưởng mà đồng thời vừa mới lạ và hiển nhiên, nó thường là ý tưởng tốt.

Nhận thấy thứ gì đó hiển nhiên nghe có vẻ dễ dàng. Thế nhưng thực tế để có những ý tưởng mới lại rất khó. Đâu là nguyên nhân của sự đối nghịch rõ ràng này? Nhìn ra điều mới mẻ yêu cầu bạn phải thay đổi cách bạn nhìn nhận thế giới. Chúng ta nhìn thế giới qua các mô hình và góc nhìn vừa giúp mà cũng trói buộc chúng ta. Khi bạn sửa một cách nhìn cũ kỹ, những ý tưởng mới trở nên rõ ràng. Nhưng việc nhận ra và sửa một góc nhìn cũ kỹ là việc khó. Đó chính là nguyên do các ý tưởng mới đồng thời vừa hiển hiện và lại vừa khó nhìn ra: chúng chỉ dễ nhìn thấy sau khi bạn làm thứ gì đó thật khó.

Một cách để tìm ra các góc nhìn cũ (mô hình tan vỡ) đó là khắt khe hơn người khác. Góc nhìn và thế giới quan đã cũ thường để lại dấu vết nơi chúng va vào thực tại. Hầu hết mọi người không muốn nhìn thấy dấu vết này. Nói rằng họ gắn chặt vào cách suy nghĩ hiện tại là đã nói giảm nói tránh rồi; phải gọi đó là mớ bòng bong; vậy nên họ có xu hướng bỏ qua dấu vết từ vết nứt của góc nhìn cũ, cho dù nó có hiển nhiên như thế nào đi chăng nữa.

Để nhìn ra các ý tưởng mới bạn phải nắm lấy các dấu hiệu của vết nứt thay vì quay mặt đi. Đó chính là cách mà Einstein đã làm. Ông đã nhìn ra được hàm ý bao la trong phương trình của Maxwell không phải bởi ông nhìn vào nó để tìm ý tưởng mới, mà bởi ông đã khắt khe hơn.

Một điều nữa bạn cần đó là sẵn sàng phá luật. Dù nghe có vẻ mâu thuẫn, nếu bạn muốn sửa mô hình của bạn về thế giới, bạn phải là người thoải mái với việc phá luật. Từ góc nhìn của mô hình cũ, nơi mà tất cả mọi người bao gồm cả bạn đều ở trong đó, một mô hình mới thường phá vỡ ít nhất là các quy luật ngầm định.

Không ai hiểu về mức độ vượt rào cần thiết là như thế nào, bởi các ý tưởng mới thường trông bảo thủ đến khi chúng thành công. Chúng nhìn hoàn toàn bình thường trong lăng kính của thế giới mới do chính chúng tạo ra. Nhưng chúng không như thế từ đầu; đã phải mất gần cả một thế kỉ để thái dương hệ được chấp nhận rộng rãi, ngay cả trong giới thiên văn, bởi nó nghe quá sai trái.

Rõ ràng là nếu bạn nghĩ kĩ một chút, thì một ý tưởng tốt mới sẽ trông tệ với hầu hết mọi người, nếu không thì ai đó đã khám phá ra nó mất rồi. Vậy nên thứ bạn tìm kiếm đó là những ý tưởng có vẻ điên rồ, nhưng điên rồ đúng kiểu. Làm thế nào mà bạn tìm ra được chúng? Bạn không thể chắc chắn được. Thường thì ý tưởng nào tệ thì sẽ thực sự tệ. Nhưng các ý tưởng điên đúng kiểu sẽ rất hứng khởi; chúng ẩn chứa đầy các hàm ý; trong khi đó các ý tưởng tệ thường sẽ rất tẻ nhạt, chán nản.

Có hai cách để quen hơn với việc phá các luật lệ: tận hưởng việc đập phá, và trở nên thờ ơ với chúng. Tôi gọi hai trường hợp này là suy nghĩ độc lập theo trường phái hung hăngbị động. Những người suy nghĩ độc lập theo trường phái hung hăng là những người “ngộ” nhất. Luật lệ không đơn thuần chỉ thất bại ở việc cản bước họ; phá bỏ chúng còn tiếp cho họ thêm năng lượng. Với nhóm người này, sự hứng khởi riêng bởi sự táo bạo của một dự án cũng cho họ đủ năng lượng kích hoạt để bắt đầu.

Cách còn lại để phá luật là không quan tâm hoặc thậm chí không biết về chúng. Đây là lý do mà những tay mơ và những người ngoại đạo thường tạo ra các phát kiến mới; việc không biết gì về các giả định trong một lĩnh vực khiến họ có suy nghĩ độc lập tạm thời. Những người có hội chứng Asperger (aspies) cũng có xu hướng miễn dịch với các suy nghĩ lối mòn. Một vài người tôi biết nói rằng điều này giúp họ có các ý tưởng mới.

Nghiêm túc và phá luật nghe có vẻ là một sự kết hợp kỳ lạ. Trong văn hóa đại chúng hiện tại chúng là đối nghịch. Nhưng văn hóa đại chúng sai lệch ở khía cạnh này. Nó ngầm định rằng các vấn đề đều là vô thường vô phạt, và trong các vấn đề vô thưởng vô phạt thì sự nghiêm túc và phá luật là đối nghịch. Nhưng trong các vấn đề thực sự quan trọng, chỉ những người nghiêm túc mới tạo ra những đột phá.

  • ChatGPT explanation & example

    But in questions that really matter, only rule-breakers can be truly strict.

    • Explanation: In more profound, meaningful, or complex situations, the people who often make the most significant impact are those who break the existing rules or norms. However, their ability to break these rules effectively comes from a deep understanding and "strictness" in their approach. For example, many revolutionary scientists or thinkers were rule-breakers in the sense that they challenged established beliefs or practices. Yet, they were "strict" in their rigorous methodologies or dedication to uncovering the truth. Think of figures like Galileo, who broke from the accepted model of the universe in his time, but was strict in his observations and methodologies.



Một ý tưởng ít được để ý không bị loại cho đến tận vòng bán kết. Bạn cảm nhận được nó, một cách vô thức, nhưng phần tiềm thức của bạn bắn hạ nó bởi nó có vẻ quá kỳ lạ, quá mạo hiểm, tốn quá nhiều công sức, quá gây tranh cãi. Điều này gợi ý một khả năng thú vị: nếu bạn có thể tắt bỏ các bộ lọc đó, bạn có thể nhìn ra nhiều ý tưởng mới hơn nữa.

Có một cách đó là tự hỏi rằng các ý tưởng tốt nào mà có ai đó khám phá thì thật là tốt. Khi ấy thì tiềm thức sẽ không bắn hạ chúng để bảo vệ bạn nữa.

Bạn cũng có thể phát hiện ra các ý tưởng khác lạ bằng cách suy nghĩ ở chiều đối nghịch: đi từ những điều cản trở chúng. Mọi nguyên lý sai lệch nhưng được tin tưởng bởi số đông, thường được bao quanh bởi một vùng chết chứa đựng nhiều ý tưởng giá trị chưa được khám phá bởi chúng đi ngược nguyên lý đó.

Các tôn giáo là tập hợp của các nguyên lý như vậy (sai lệch nhưng được tin tưởng bởi số đông). Vậy nên bất cứ thứ gì có thể mô tả theo nghĩa đen hay nghĩa bóng là một tôn giáo chứa đựng các ý tưởng quý giá chưa được khám phá núp bóng ở đó. Copernicus và Darwin đều tạo ra các khám phá theo kiểu này.

[18] Các nguyên tắc định nghĩa nên một tôn giáo phải có điều gì khác biệt. Bằng không bất cứ ai cũng đã đi theo các tôn giáo đó, và sẽ chẳng có gì để phân biệt giữa người theo đạo và tất cả những người còn lại.

Điều gì mà mọi người trong lĩnh vực của bạn tôn sùng/tôn thờ, theo kiểu gắn chặt với các nguyên tắc có thể không hiển nhiên như họ (người trong lĩnh vực của bạn) nghĩ? Các chân trời mới nào sẽ xuất hiện nếu bạn loại bỏ nó đi?


Con người thể hiện sự nguyên bản rõ nét hơn rất nhiều khi giải quyết vấn đề so với khi quyết định chọn các vấn đề nào để giải. Kể cả người thông minh nhất cũng có thể trở nên bảo thủ một cách lạ kỳ khi quyết định chọn việc để làm. Người mà không bao giờ mơ trở nên hợp mốt theo bất cứ cách nào lại chính là người sẽ bị cuốn vào các vấn đề hót nhất.

Một lý do mà nhiều người trở nên bảo thủ hơn khi chọn vấn đề hơn giải pháp là bởi các vấn đề đồng nghĩa với các ván cược lớn hơn. Một vấn đề có thể khiến bạn bận tâm trong nhiều năm, trong khi khám phá một giải pháp sẽ chỉ mất vài ngày. Nhưng kể cả vậy tôi vẫn nghĩ rằng hầu hết mọi người vẫn còn quá bảo thủ. Họ không chỉ đơn thuần phản ứng lại với rủi ro, mà còn để ý đến cả tính hợp mốt nữa. Các vấn đề không hợp mốt đang chưa được chú tâm đúng mức.

Một trong các vấn đề không hợp mốt nhất là vấn đề mà ai cũng tưởng là nó đã được khám phá toàn diện rồi, nhưng thực ra chưa phải. Việc lớn thường là biến một việc tưởng chừng như đã tồn tại rồi và vạch ra khả năng tiềm ẩn của nó. Cả Durer và Watt đều đã làm như thế. Vậy nên nếu bạn quan tâm đến một lĩnh vực mà người khác nghĩ là đã tới hạn rồi, đừng để sự hoài nghi của họ cản trở bạn. Mọi người thường sai ở điểm này.

Làm việc với một vấn đề không hợp mốt có thể rất thỏa mãn. Không có sự thổi phồng hay vội vàng. Những kẻ cơ hội và hay bình phẩm đều đang bận rộn nơi khác rồi. Các thành tựu hiện tại có giá trị cổ điển vững chãi. Và có một sự thỏa mãn trong việc ươm mầm các ý tưởng thường dễ bị lãng quên.

Nhưng kiểu vấn đề ít được để ý đến không phải bởi nó lỗi thời thuần túy. Nó chỉ là trông không có vẻ gì to tát so với thực tế. Làm sao để tìm ra các ý tưởng này? Bằng cách chiều lòng bản thân — cho phép trí tò mò của bạn được giải phóng, và tạm dừng, ít nhất là tạm thời, tiếng nói thì thầm trong đầu rằng bạn phải giải quyết vấn đề “to tát”.

Bạn cần phải giải các vấn đề quan trọng, nhưng hầu hết mọi người đều quá bảo thủ về việc thứ gì tính là quan trọng. Và nếu có một vấn đề quan trọng nhưng ít được chú ý xung quanh bạn, nó có lẽ đã có sẵn trong tiềm thức của bạn rồi. Vậy nên hãy tự hỏi bản thân: nếu bạn được rảnh tay khỏi công việc “nghiêm túc” để làm một việc gì đó chỉ bởi vì nó sẽ rất thú vị, việc đó sẽ là gì? Câu trả lời có lẽ là quan trọng hơn nó vốn có.

Sự nguyên bản trong việc chọn việc để giải có lẽ quan trọng hơn sự nguyên bản trong giải pháp. Đó chính là điểm khác biệt của những người khám phá ra các lĩnh vực mới. Vậy nên thứ tưởng chừng như chỉ là bước chân khởi đầu — quyết định nên làm việc gì — theo một cách hiểu là cốt yếu cho cả cuộc chơi.


Hiếm ai hiểu được điều này. Rằng quan niệm sai lầm nhất về các ý tưởng mới là về tỉ lệ giữa câu hỏi và câu trả lời khi hình thành chúng (các ý tưởng). Mọi người thường nghĩ các ý tưởng lớn đến bởi các câu trả lời, nhưng thường thì sự thấu hiểu thực sự ở trong câu hỏi.

Một phần nguyên do chúng ta đánh giá thấp các câu hỏi là bởi cách chúng được dùng ở trường lớp. Ở đó chúng (các câu hỏi) có xu hướng chỉ tồn tại chốc lát trước khi chúng được giải đáp, như vật chất không ổn định vậy. Nhưng một câu hỏi thực sự tốt có nhiều hơn thế rất nhiều. Một câu hỏi thực sự tốt đã là một phần của sự khám phá. Bằng cách nào các loài sinh vật mới xuất hiện? Có phải lực khiến đồ vật rơi xuống đất cũng chính là thứ giữ các hành tinh trong quỹ đạo của chúng? Chỉ cần đặt các câu hỏi như vậy là bạn đã bước sang vùng đất mới rồi.

Các câu hỏi chưa được giải đáp có thể sẽ thành các gánh nặng đầy khó chịu với bạn. Nhưng càng mang nặng, khả năng bạn phát hiện ra các giải pháp càng cao — hoặc có khi còn hấp dẫn hơn nữa, rằng hai câu hỏi chưa được giải đáp thực ra giống nhau.

Đôi khi bạn đau đáu một câu hỏi trong thời gian dài. Việc lớn thường đến từ việc quay lại một câu hỏi mà bạn để ý nhiều năm trước — thậm chỉ từ thời ấu thơ — và không thể nào không nghĩ về nó. Người ta nói rất nhiều về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng những giấc mơ tuổi trẻ, nhưng việc nuôi dưỡng những câu hỏi/trăn trở tuổi trẻ cũng quan trọng không kém.

[19] Ghi lại các câu hỏi bạn trăn trở khi còn trẻ có thể là một thói quen tốt. Bạn có thể thấy rằng tâm thế mình đã sẵn sàng để làm thứ gì đó với chúng.

Đây là một trong những điểm mà kinh nghiệm thực tế khác biệt nhất so với bức tranh chung mà mọi người tưởng tượng. Trong bức tranh chung, các chuyên gia nắm chắc mọi việc. Nhưng thực tế là bạn càng bối rối nhiều, càng tốt, miễn là (a) các điều làm bạn bối rối quan trọng, và (b) cũng không ai khác hiểu các điều đó.

Hãy nghĩ về khoảnh khắc ngay trước khi một ý tưởng mới được phát kiến. Thường là một ai đó với đủ kinh nghiệm bị bối rối bởi một thứ gì đó. Điều đó nghĩ là sự nguyên bản bao gồm một phần bởi sự bối rối — bởi hoang mang! Bạn phải trở nên quen thuộc với thế giới đầy các câu đố mà bạn sẵn sàng đối mặt, nhưng không được quen đến mức bạn không muốn giải quyết chúng.

[20] Mối liên hệ giữa tính nguyên bản và sự không chắc chắn gây ra một hiện tượng kỳ lạ: bởi người suy nghĩ truyền thống sẽ chắc chắn hơn những người suy nghĩ độc lập, điều này đem lại lợi thế cho họ trong các cuộc tranh cãi, mặc dù họ nhìn chung là ngu ngơ hơn.

Những người tài giỏi nhất thiếu đức tin, còn những kẻ kém cỏi nhất lại tràn đầy nhiệt huyết đam mê.

Giàu có ở các câu hỏi chưa có lời giải đáp là một điều hết sức tuyệt vời. Và đây chính là một trong các tình huống mà ở đó người giàu lại càng giàu hơn, bởi cách tốt nhất để có được các câu hỏi mới đó là thử tìm trả lời các câu hỏi đang tồn tại đó. Các câu hỏi không chỉ đưa đến các lời giải, mà còn đưa đến nhiều câu hỏi hơn nữa.


Những câu hỏi tốt nhất lớn dần khi chúng ta đi tìm lời giải. Bạn để ý thấy một đầu mối hiện ra từ mô thức hiện tại và bắt đầu kéo nó, và càng kéo nó càng dài ra hơn nữa. Vậy nên đừng yêu cầu một câu hỏi phải rõ ràng và thật là to tát trước khi bạn đi tìm câu trả lời. Hiếm khi nào bạn có thể đoán trước được như vậy. Việc nhận ra được đầu mối cũng đã rất khó khăn rồi, chưa nói đến việc dự đoán việc gỡ rối được bao nhiêu phần khi chúng ta kéo hay theo đuổi nó.

Sẽ tốt hơn khi tò mò một cách vô tư phóng túng — thử kéo một chút ở rất nhiều các đầu mối, và xem điều gì xảy ra. Việc gì lớn cũng bắt đầu rất nhỏ và khiêm tốn. Các phiên bản đầu tiên của thứ gì đó to lớn thường chỉ là các thử nghiệm, hoặc dự án phụ, các cuộc trò chuyện, rồi dần dần trở thành thứ gì đó lớn lao hơn. Vậy nên hãy bắt đầu bằng thật nhiều thứ nho nhỏ.

Việc biết nhiều thứ bị đánh giá thấp. Càng nhiều thứ bạn thử, cơ hội bạn khám phá ra những điều mới càng cao. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng việc thử rất nhiều thứ đồng nghĩa với việc nhiều thứ sẽ không đi đến đâu cả. Bạn không thể có rất nhiều ý tưởng hay mà không có rất nhiều ý tưởng dở.

[21] Suy từ câu nói của Linus Pauling: “Nếu bạn muốn có các ý tưởng hay, bạn phải có nhiều ý tưởng trước đã”

Mặc dù việc bắt đầu nghiên cứu mọi thứ đã được thử trước đây nghe có trách nhiệm hơn, nhưng bạn sẽ học nhanh và thấy thú vị hơn bằng việc cứ làm tới và thử trước đã. Khi đó bạn sẽ hiểu công việc của các bậc tiền bối dễ dàng hơn. Vậy nên hãy ngả theo hướng bắt đầu làm đi đã (thay vì nghiên cứu, tìm hiểu quá nhiều). Và sẽ dễ dàng hơn nữa nếu theo hướng bắt đầu với những bước nhỏ; hai ý tưởng này rất phù hợp với nhau, như hai mảnh ghép xếp hình vậy.

Bằng cách nào bạn có thể đi từ bắt đầu nhỏ để đạt được việc lớn? Bằng cách tạo ra các phiên bản kế tiếp liên tục. Các việc to lớn hầu như đều được tạo ra từ các phiên bản kế tiếp liên tục. Bạn bắt đầu với thứ gì đó nhỏ và liên tục tiến hóa nó, và phiên bản cuối cùng sẽ luôn thông minh hơn và tham vọng hơn rất nhiều so với bất cứ thứ gì bạn có thể lên kế hoạch được.

Nó càng hữu ích đặc biệt khi tạo ra các phiên bản kế tiếp liên tục khi tạo ra thứ gì đó cho mọi người — bằng cách tạo ra phiên bản đầu tiên trước mặt họ thật nhanh, và tiến hóa nó từ các phản hồi của họ.

Bắt đầu bằng thứ đơn giản nhất có khả thể hoạt động. Một cách bất ngờ, nó thường hoạt động thật. Nếu nó không thì ít nhất cũng khiến bạn bắt đầu.

Đừng cố nhồi nhét quá nhiều thứ mới vào một phiên bản. Có tên cho việc làm như thế cho phiên bản đầu (gọi là tốn quá nhiều thời gian để ra mắt) và phiên bản thứ hai (gọi là hội chứng phiên bản thứ hai: khi phiên bản thứ hai bị nhồi nhét quá nhiều so với phiên bản đầu bởi quá nhiều kỳ vọng và sự tự tin), nhưng hai điều này đều là một thể hiện của một nguyên lý chung hơn.

Phiên bản đầu tiên của một dự án mới thường bị coi như một thứ đồ chơi trẻ con. Đó là dấu hiệu tốt khi mọi người đều nghĩ như vậy. Nó cho thấy phiên bản đầu có mọi thứ mà một ý tưởng mới cần phải có, ngoại trừ quy mô, và điều đó (quy mô) thường sẽ đi theo sau đó.

[22] Việc công kích một dự án mới trông như “đồ chơi trẻ con” cũng giống như công kích một phát biểu là “không phù hợp”. Nó kiểu không tạo ra được lời chỉ trích nào đáng kể vậy.

Một cách khác cho việc bắt đầu với thứ gì đó nhỏ và tiến hóa nó dần dần là lên kế hoạch trước việc bạn sẽ làm. Và lên kế hoạch thường có vẻ là lựa chọn có trách nhiệm hơn. Nó nghe có tổ chức hơn khi nói “chúng ta sẽ thử làm x và rồi y và rồi z” hơn là “chúng ta sẽ thử làm x và xem điều gì sẽ xảy ra”. Và nó nghe có tổ chức hơn thật; chỉ là nó sẽ không hiệu quả bằng.

Chính việc lên kế hoạch là không phù hợp. Đôi lúc là cần thiết, nhưng nó là sự cần thiết xấu xa — như một câu trả lời cho các điều kiện không thể thay đổi được.

  • ChatGPT explanation & example

    Explanation: The statement suggests that planning, in and of itself, isn't inherently beneficial. Instead, planning is often a reaction to situations that are rigid and don't allow for flexibility. The phrase "necessary evil" implies that while planning might not always be the preferred or most efficient approach, it becomes essential in certain circumstances to navigate challenges. The sentiment of the statement is that when conditions allow, it can be more effective to evolve a project based on real-time learning rather than being bound by a fixed plan.

Nó đôi khi là thứ bạn phải làm bởi bạn đang làm việc với các điều kiện không thể linh động được, hoặc bởi bạn phải phối hợp nỗ lực của rất nhiều người. Nếu bạn giữ các dự án nhỏ và sử dụng các biện pháp linh động, bạn không cần phải lên kế hoạch như vậy, và thay vào đó các thiết kế của bạn có thể tiến hóa.


Hãy chấp nhận càng nhiều rủi ro càng tốt trong khả năng của bạn. Trong một thị trường hiệu quả, rủi ro tương xứng với phần thưởng, vậy nên đừng đi tìm sự chắc chắn, mà hãy tìm sự đánh cược với giá trị kỳ vọng mang lại cao. Nếu bạn không đôi lúc thất bại, nhiều khả năng bạn đang quá bảo thủ.

Mặc dù chủ nghĩa bảo thủ hay được gán cho thế hệ già, chính thế hệ trẻ mới hay phạm phải lỗi này. Sự thiếu kinh nghiệm khiến họ sợ rủi ro, nhưng chính khi bạn còn trẻ bạn mới có thể chấp nhận những rủi ro này nhất.

Kể cả một dự án có thất bại thì nó cũng rất giá trị. Trong quá trình làm, bạn đã vượt qua vùng đất mà không nhiều người đã từng, và chạm trán các câu hỏi không nhiều người tự đặt ra. Và có lẽ không có nguồn sinh ra câu hỏi nào tốt hơn khi bạn cố gắng làm thứ gì đó quá khó.


Hãy tận dụng các lợi thế của người trẻ khi bạn còn có chúng, và các lợi thế của người già một khi bạn đã đạt được chúng. Các lợi thế của người trẻ là năng lượng, thời gian, sự lạc quan, và sự tự do. Các lời thế của người già bao gồm kiến thức, sự hiểu quả, tiền bạc, và quyền lực. Với một chút nỗ lực, bạn có thể đạt được một vài điều gì đó của người già khi còn trẻ và giữ được điều gì đó của người trẻ khi về già.

Người già cũng thường có lợi thế biết các lợi thế mà họ có là gì. Còn người trẻ thường có chúng mà không hề nhận ra. Lợi thế to lớn nhất có lẽ là thời gian. Người trẻ không có một ý niệm gì về việc họ giàu có về thời gian như thế nào. Cách tốt nhất để biến thời gian này thành lợi thế đó là sử dụng nó vào các cách hơi phù phiếm một chút: để học về thứ gì mà bạn chưa cần biết để làm gì, cứ xuất phát từ trí tò mò, hoặc xây dựng thứ gì đó chỉ bởi vì nó sẽ trông rất ngầu, trở nên cực kỳ giỏi thứ gì đó.

Cái “một chút” là một tiêu chí quan trọng. Dành nhiều thời gian một cách phóng khoáng khi bạn còn trẻ, nhưng không lãng phí nó. Có một sự khác biệt lớn giữa việc làm điều gì đó bạn nghi và bạn biết chắc chắn là lãng phí thời gian. Cách đầu chí ít là sự đánh cược, và có lẽ là cách tốt hơn bạn nghĩ.

[23] Một cách để biết được bạn đang lãng phí thời gian đó là tự hỏi bạn đang tạo ra hay tiêu thụ. Viết trò chơi máy tính thường không phải là lãng phí thời gian, so với việc chơi trò chơi trên máy tính, và việc chơi mà ở đó bạn tạo ra thứ gì đó sẽ ít khả năng lãng phí thời gian hơn là việc chơi mà không tạo ra gì cả.

Lợi thế khó nhận ra của tuổi trẻ, hay chính xác hơn là của việc thiếu kinh nghiệm, đó là bạn sẽ nhìn mọi thứ với lăng kính mới mẻ. Khi trí não bạn lần đầu đón nhận một ý tưởng, đôi khi hai điều này không hòa hợp một cách hoàn hảo. Thường thì vấn để đến từ phía trí não của bạn, nhưng đôi lúc nó cũng bởi vì ý tưởng. Một chút của nó nhô ra đầy vụng về và đam bạn khi bạn nghĩ về nó. Những ai đã quá quen với một ý tưởng đã quen và bỏ qua rồi, nhưng bạn có cơ hội để làm khác đi.

[24] Một lợi thế liên quan khác đó là nếu bạn chưa nói gì công khai thì bạn sẽ không bị thiên kiến về những điều bổ trợ các kết luận trước đây của bạn. Nếu đủ sự chính trực, bạn có thể mãi có lợi thế tuổi trẻ ở khía cạnh này, nhưng hiếm ai đạt được điều đó. Với hầu hết mọi người, có các quan điểm công khai từ trước thường có hiệu ứng như một hệ tư tưởng vậy (rất khó để giữ tâm trí không thiên kiến), chỉ là với tập mẫu 1.

Vậy nên khi bạn học thứ gì đó mới lần đầu tiên, hãy để ý những điều có vẻ sai và thiếu sót. Bạn sẽ rất dễ bị thu hút vào việc lờ chúng đi, khi mà có đến 99% vấn đề là ở phía bạn. Bạn phải tạm thời gạt bỏ sự hoài nghi để tiến về phía trước. Chỉ là đừng bỏ quên chúng (những điều có vẻ sai và thiếu sót). Khi bạn đã đi xa vào chủ thể, hãy quay lại và kiểm trả xem chúng vẫn còn ở đó hay không. Nếu chúng vẫn còn dưới ánh sáng của khiến thức bạn đạt được, chúng có thể đại diện cho một ý tưởng chưa được khám phá.


Một trong những kiến thức quý báu nhất mà bạn có được từ kinh nghiệm đó là biết thứ gì bạn không cần bận tâm lo lắng đến. Người trẻ biết tất cả mọi thứ quan trọng, nhưng không biết về tầm quan trọng tương đối của chúng. Vậy nên họ lo lắng mọi thứ đều nhau, trong khi nên lo lắng thật nhiều về vài thứ và không cần lo quá về tất cả các thứ còn lại.

Nhưng điều bạn không biết chỉ là một nửa của vấn đề thiếu kinh nghiệm. Nửa còn lại là điều bạn tưởng bạn biết nhưng không phải vậy. Bạn bước vào tuổi trưởng thành với đầy thứ ngớ ngẩn — các thói quen xấu mắc phải và các điều sai lầm mà bạn đã được dạy — và bạn sẽ không thể làm việc lớn cho đến khi bạn xóa bỏ ít nhất là các thứ ngớ ngẩn cản trở bạn trên con đường bạn muốn đi.

Hầu hết những thứ ngớ ngẩn trong đầu bạn đến từ trường lớp. Chúng ta quá quen thuộc với trường lớp đến độ chúng ta vô thức coi trường lớp đồng nghĩa với học, nhưng thực tế là trường học có một loạt các đặc tính/đặc trưng kỳ lạ làm sai lệch ý tưởng của chúng ta về việc học và suy nghĩ.

Một ví dụ đó là trường học gây ra sự thụ động. Từ khi bạn còn là một đứa trẻ, có một thế lực ở trên bục giảng nói rằng bạn phải học và đo lường rằng bạn đã đạt chưa. Nhưng cả lớp học và các bài kiểm tra đều không phải là cốt yếu của việc học; chúng chỉ là các hiện vật của cách thức các trường thường được thiết kế.

Bạn càng sớm vượt qua được sự thụ động này càng tốt. Nếu bạn vẫn còn trên ghế nhà trường, hãy cố nghĩ theo hướng rằng việc đi học là một dự án của bạn, và các giáo viên làm việc cho bạn thay vì ngược lại. Nghe có vẻ hơi khiên cưỡng, nhưng nó không phải đơn thuần chỉ là ví dụ trong suy nghĩ. Nó là sự thật về mặt kinh tế học, và trong trường hợp tốt nhất là cả ở khía cạnh tư duy nữa. Giáo viên giỏi nhất không muốn làm sếp của bạn. Họ thích việc bạn tự thúc đẩy tiến về phía trước, sử dụng họ là nguồn của các lời khuyên và góp ý, hơn là việc họ phải kéo bạn qua các tài liệu và bài tập.

Trường lớp cũng tạo cho bạn lầm tưởng về công việc. Tại trường họ sẽ nói cho bạn biết các vấn đề là gì, và hầu hết chúng đều có thể giải quyết được với hầu hết kiến thức bạn đã được dạy. Trong cuộc sống bạn phải tự đi tìm vấn đề là gì, và bạn thậm chí còn không biết rằng nó có lời giải hay không.

Nhưng có lẽ điều tệ nhất mà trường lớp dạy bạn là thắng bằng cách hack các bài kiểm tra. Bạn không thể làm việc lớn như vậy. Bạn không lừa được Chúa. Nên hãy dừng việc tìm con đường tắt đó đi. Cách để thắng đó là tập trung vào các vấn đề và giải pháp mà những người khác chưa để ý tới, thay vì luôn tìm đường tắt và không chăm chỉ làm việc.


Đừng nghĩ rằng bạn bị phụ thuộc vào người gác cổng nào đó đưa cho bạn một “bước đột phá”. Kể cả là điều đó đúng đi chăng nữa, thì cách tốt nhất để có được nó là tập trung làm việc thật tốt hơn là theo đuổi những người có tầm ảnh hưởng. Và đừng để việc bị từ chối bởi các hội đồng ảnh hưởng bạn. Các phẩm chất gây ấn tượng các cán bộ tuyển sinh và hội đồng khen thưởng khá khác biệt so với các phẩm chất để làm việc lớn. Các quyết định của hội đồng lựa chọn chỉ có ý nghĩa như một phần của vòng lặp phản hồi, và thường ít nơi phản hồi cho bạn.


Người mới tìm hiểu một lĩnh vực thường sao chép công việc đã tồn tại. Không có điều gì xấu về điều đó cả. Không có cách nào học hiệu quả hơn từ những thứ đã hoạt động hơn là thử tìm cách tái hiện nó. Cũng như không phải sao chép đồng nghĩa với việc bạn không nguyên bản. Sự nguyên bản là sự hiện hữu của các ý tưởng mới, không phải là sự thiếu vắng các ý tưởng cũ.

Có cách sao chép tốt và xấu. Nếu bạn sao chép thứ gì đó, làm nó một cách mở thay vì lén lút, hoặc tệ hơn, vô thức. Đây là hàm ý thường bị gán nhầm cho của câu nói nổi tiếng “Các nghệ sỹ tài hoa chôm.” Kiểu sao chép thực sự nguy hiểm, kiểu khiến cho việc sao chép mang tiếng xấu, là kiểu sao chép mà không hề nhận ra, bởi bạn không khác gì một đoàn tàu chạy trên các đường ray được xếp sẵn bởi người khác. Nhưng ở một thái cực khác, việc sao chép có thể là dấu hiệu của sự ưu việt hơn là sự phụ thuộc.

[25] Trong những năm đầu 1630 Daniel Mytens đã tạo ra bức vẽ Henrietta Maria cầm một vòng nguyệt quế của vua Charles I. Van Dyck sau đó đã vẽ một phiên bản của chính ông để thể hiện rằng ông tài năng hơn như thế nào.

Trong rất nhiều các lĩnh vực gần như không tránh khỏi rằng công việc ban đầu của bạn sẽ một cách nào đó dựa trên nền móng của người khác. Các dự án hiếm khi xuất hiện từ hư không. Chúng thường lấy công việc trước đó làm bệ đỡ và nền móng. Khi bạn mới bắt đầu, bạn chưa có bất cứ thành quả nào trước cả; nếu bạn lấy cảm hứng từ một thứ gì đó, nó rõ ràng là từ người khác. Một khi bạn trưởng thành hơn, bạn sẽ có thể tự sáng tạo trên đôi chân của mình. Nhưng trường hợp đầu tiên (sự kế thừa/lấy cảm hứng từ tiền bối hoặc công việc có sẵn của người trẻ, không có kinh nghiệm) bị gọi là dẫn xuất/thiếu nguyên bản và trường hợp sau (sự kế thừa của người thành công, có địa vị, tiếng nói) thì không, về cấu trúc hai trường hợp chia sẻ nhiều điểu chung.

Kỳ lạ là, chính sự mới lạ của các ý tưởng mới và đột phá nhất đôi khi khiến chúng có vẻ .. hơn thực tế. Ban đầu, các khám phá mới cũng thường bị coi là biến thể của các thứ đang có, thậm chí bởi chính người khám phá ra chúng, bởi chưa có từ vựng mang tính khái niệm nào để diễn tả chúng cả.

Tuy nhiên việc sao chép có các mối nguy hiểm rõ ràng. Một là bạn có xu hướng sao chép các thứ cũ kỹ — những thứ ở thời điểm của chúng là đỉnh cao của tri thức, nhưng giờ không còn là như thế nữa.

Và khi bạn sao chép thứ gì đó, đừng sao chép mọi tính năng của nó. Sẽ có thứ khiến bạn trông ngớ ngần nếu làm như vậy. Đừng học theo cung cách của một vị giáo sư 50 tuổi nổi tiếng nếu bạn mới có 18 tuổi chẳng hạn, hay vẫn dùng câu thành ngữ từ một bài thơ thời Phục Hưng nhiều trăm năm sau.

Có những đặc tính của sự vật hay con người mà bạn ngưỡng mộ là khuyết điểm, nhưng họ vẫn thành công. Thực ra, những đặc tính dễ bắt chước nhất thường là những khuyết điểm.

Điều này đặc biệt đúng trong hành vi. Vài người tài năng là những tên cà trớn, và đôi khi điều nay làm những người ít kinh nghiệm tưởng rằng cà chớn là một phần của tài năng. Nhưng không phải vậy; tài năng chỉ đơn thuần là cách họ được cho qua mỗi khi cà trớn mà thôi.

Một trong những cách sao chép hiệu quả nhất là sao chép từ một lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Lịch sử đầy rẫy những khám phá tình cờ kiểu này đến nỗi cũng đáng để tiếp tay cho sự tình cờ bằng cách học về các lĩnh vực khác một cách có chủ ý. Bạn có thể lấy ý tưởng từ các lĩnh vực khác nhau khá xa theo hướng ẩn dụ.

Các ví dụ tiêu cực có thể truyền cảm hứng ngang các ví dụ tích cực. Thực tế là bạn có thể học được nhiều thứ từ những thứ làm tệ hơn là những thứ được làm tốt; đôi khi những điều nào là cần thiết chỉ rõ ràng khi thiếu chúng mà thôi.


Nếu rất nhiều người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn tập trung ở một nơi, đến thăm nơi đó một thời gian thường là ý tưởng tuyệt vời. Nó sẽ tăng tham vọng của bạn, và giúp bạn thấy những người này cũng là con người, từ đó gia tăng sự tự tin của bạn.

[26] Tôi có ý để mập mờ về định nghĩa thế nào là một nơi. Tại thời điểm của bài viết, ở cùng một nơi ngoài thế giới thực là một lợi thế khó có thể nhân bản, nhưng điều đó có thể thay đổi.

Nếu bạn chính trực bạn gần như sẽ được chào đón ấm cúng hơn bạn tưởng tượng. Hầu hết những ai giỏi về một thứ gì đó đều rất vui mừng nói chuyện với bất cứ ai thực sự quan tâm. Nếu họ rất giỏi trong lĩnh vực của họ, thường đồng nghĩa với việc họ coi nó như một sở thích, và ai cũng luôn muốn nói về sở thích của mình.

Nhưng cũng sẽ tốn công sức một chút để tìm ra người thực sự giỏi. Làm việc xuất sắc có tiếng vang mà ở một vài nơi, đặc biệt là trường địa học, có một sự ý tưởng lịch sự rằng ai cũng đang liên quan đến nó. Và nó khác xa so với thực tế. Mọi người trong trường đại học không thể nói như vậy một cách cởi mở, nhưng chất lượng công việc giữa các khoa viện khác nhau rất mênh mông. Một vài khoa có người làm việc xuất sắc, khoa này thì đã từng như vậy trong quá khứ; khoa khác thì chưa bao giờ cả.


Tìm những đồng sự giỏi nhất. Có rất nhiều dự án không thể nào làm một mình được, và kể cả bạn đang làm một dự án có thể làm một mình, như vậy sẽ có những người khác động viên bạn và cùng nhau trao đổi các ý tưởng.

Các đồng sự không chỉ ảnh hưởng công việc của bạn; họ còn ảnh hưởng chính bạn nữa. Vậy nên làm việc cùng những người mà bạn muốn trở nên giống họ, bởi đúng là bạn sẽ trở nên như vậy.

Chất lượng quan trọng hơn số lượng khi lựa chọn đồng sự. Có một hoặc hai người tuyệt vời sẽ tốt hơn cả một tòa nhà đầy những người tương đối giỏi. Thực tế là không chỉ là tốt hơn mà là cần thiết, nếu nhìn nhận từ lịch sử: mức độ mà việc lớn xảy ra theo các nhóm người cho thấy rằng đồng sự của một người thường là mấu chốt cho sự khác biệt giữa làm được việc lớn hay không.

Bằng cách nào bạn biết bạn đã có đủ đồng sự tốt? Theo kinh nghiệm của tôi, khi bạn có đủ, bạn sẽ tự biết. Đồng nghĩa với việc nếu bạn chưa chắc, nhiều khả năng là bạn chưa có đủ. Nhưng tôi nghĩ là sẽ có cách để đưa. ra câu trả lời cụ thể hơn như thế. Đây là một cách: các đồng sự đủ tốt cung cấp các insights đầy bất ngờ. Họ có thể nhìn thấy hoặc làm những việc mà bạn không thể. Vậy nên nếu bạn có một vài đồng sự đủ tốt khiến bạn có cảm giác như vậy thì bạn đã qua ngưỡng cần kiểm chứng rồi.

Hầu hết chúng ta đều nhận được lợi ích từ việc phối hợp làm việc với các cộng sự, nhưng vài dự án yêu cầu nhân sự ở quy mô lớn, và bắt đầu dự án kiểu như vậy không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn muốn điều hành một dự án kiểu như vậy, bạn sẽ phải trở thành một người quản lý, và quản lý giỏi cần khả năng và sự quan tâm giống như bất cứ loại hình công việc nào. Nếu bạn không có chúng thì không có con đường nửa vời nào cả: hoặc là bạn phải ép bản thân học làm quản lý như một ngôn ngữ thứ hai, hoặc là tránh các dự án kiểu như vậy.

[27] Điều này không còn chính xác khi việc mà các thành viên phải làm là giới hạn và được kiểm soát, như dự án SETI@home hay Bitcoin (các dự án phân tán với mỗi node xử lý một việc nhỏ cụ thể). Có khả năng để mở rộng các dự án kiểu như trên bằng cách định nghĩa các giao thức giới hạn tương tự với nhiều sự tự do hơn về chức năng hay công việc ở các node.


Kiểm soát nhuệ khí của bạn một cách cẩn trọng. Nó là cơ sở của tất cả mọi thứ khi bạn theo đuổi các dự án tham vọng. Bạn phải nuôi dưỡng và bảo vệ nó như một sinh vật sống vậy.

Nhuệ khí đến từ cách bạn nhìn cuộc sống. Bạn sẽ nhiều khả năng làm được việc lớn hơn nếu bạn là người lạc quan, và bạn nghĩ mình may mắn nhiều hơn việc bạn là nạn nhân.

Thực tế là, công việc ở một khía cạnh nào đó bảo vệ bạn khỏi các vấn đề của bạn. Nếu bạn chọn một công việc thuần khiết, chính những khó khăn của nó sẽ giúp bạn ẩn náu khỏi những khó khăn của cuộc sống hằng ngày. Nếu coi đây là sự chạy trốn thực tại, thì nó là một thể hiện rất hiệu quả của nó, và là cách mà rất nhiều vĩ nhân trong lịch sử đã vận dụng.

Nhuệ khí tích lũy cùng kết quả công việc: nhuệ khí cao giúp bạn làm việc hiệu quả, từ đó nhuệ khí lại càng được gia tăng và giúp bạn làm việc xuất sắc hơn nữa. Nhưng vòng quay này cũng hoạt động theo hướng ngược lại: nếu bạn đang không làm việc hiệu quả, nó sẽ làm bạn giảm nhuệ khí và khiến công việc khó khăn hơn nữa. Bởi việc giữ cho vòng quay này đúng chiều là cực kỳ quan trọng, sẽ tốt hơn nếu bạn chuyển sang làm việc dễ hơn một chút khi bạn bế tắc, điều đó giúp bạn hoàn thành công việc để bắt đầu lại guồng quay.

Một trong các lỗi lớn nhất mà người tham vọng mắc phải là để sự bế tắc phá tan toàn bộ nhuệ khí của họ, như một quả bóng vỡ toang vậy. Bạn có thể giúp bản thân miễn nhiễm điều này bằng cách có chủ ý coi sự bế tắc là một phần quy trình của bạn. Giải quyết các vấn đề khó luôn đi kèm việc lùi lại và suy ngẫm.

Làm việc lớn bản chất là việc tìm kiếm theo chiều sâu với nút gốc là lòng khát khao. Vậy nên câu nói “Nếu ban đầu bạn chưa thành công, thử, thử lại” không đúng cho lắm. Nó nên là: nếu ban đầu bạn chưa thành công, hoặc là tiếp tục thử lại, hoặc là lùi lại, suy ngẫm rồi thử lại lần nữa.

“Không bao giờ từ bỏ” cũng không đúng cho lắm. Rõ ràng là sẽ có những thời điểm từ bỏ là lựa chọn đúng. Một phiên bản chính xác hơn sẽ là: đừng để sự bế tắc khiến bạn hoảng sợ và lùi lại, suy ngẫm nhiều hơn bạn cần phải làm. Hệ quả: không được từ bỏ nút gốc.

Công việc là một cuộc tranh đấu khó khăn không hẳn là một dấu hiệu tệ, giống như việc hết hơi không có gì là xấu khi bạn chạy bộ vậy. Nó phụ thuộc vào việc bạn đang chạy nhanh cỡ nào. Vậy nên hãy học cách phân biệt nỗi đau có lợi và có hại. Nỗi đau có lợi là dấu hiệu của nỗ lực; nỗi đau có hại là dấu hiệu của sự tàn phá.


Khán giả là thành phần tối quan trọng của nhuệ khí. Nếu bạn là một học giả, khán giả của bạn có thể là các đồng nghiệp; trong các loại hình nghệ thuật, khán giả của bạn sẽ theo nghĩa đen truyền thống. Như thế nào đi chăng nữa, nó không cần quá lớn. Giá trị của khán giả không tăng theo chiều hướng tuyến tính với số lượng của nó. Và nó là tin xấu nếu bạn nổi tiếng, nhưng là tin tốt nếu bạn với bắt đầu, bởi nó đồng nghĩa với việc tập khán giả dù nhỏ nhưng tận tâm là đủ để duy trì bạn. Nếu chỉ một nhúm người thực sự yêu thích thứ bạn đang làm, vậy là đủ.

Cố gắng hết mức bạn có thể tránh để các thứ trung gian chắn giữa bạn và khán giả của mình. Với một vài công việc, điều này (trực tiếp kết nối với khán giả) là điều không thể thiếu, nhưng nó thực sự rất khai phóng nên tốt hơn hết là chuyền sang các hình thức tương tự giúp bạn có kết nối trực tiếp với khán giả.

[28] Hệ quả: Tạo ra thứ gì đó giúp mọi người vượt qua các rào chắn và tiếp cận trực tiếp với khán giả của họ có lỹ là một ý tưởng hay.

Những người bạn dành thời gian cùng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhuệ khí và tinh thần của bạn. Bạn sẽ thấy nhiều người gia tăng năng lượng của bạn và nhiều người làm giảm, và hiệu ứng mà một người mang lại không phải lúc nào cũng như bạn kỳ vọng. Tìm kiếm những người gia tăng năng lượng của bạn và tránh những người làm giảm nó. Tuy nhiên nếu có ai đó bạn cần chăm sóc thì điều đó cần phải được ưu tiên.

Đừng cưới ai đó không hiểu rằng bạn cần phải làm việc, hay coi công việc của bạn là đối thủ giành lấy sự quan tâm của bạn. Nếu bạn tham vọng, bạn cần phải làm việc; nó giống như kiểu một dạng bệnh lý vậy; vậy nên người nào đó không để bạn làm việc hoặc là không hiểu bạn, hoặc hiểu nhưng không quan tâm.

Tận cùng thì nhuệ khí thuộc về thể chất. Bạn suy nghĩ trong cơ thể của mình, vậy nên việc chăm sóc nó rất quan trọng. Điều đó đồng nghĩa với việc tập thể dục thường xuyên, ăn và ngủ lành mạnh, và tránh các loại chất kích thích nguy hiểm. Chạy bộ và đi bộ là các hình thức luyện tập tốt bởi chúng tốt cho việc suy nghĩ.

[29] Nó sẽ hữu ích hơn nếu bạn luôn chạy một cung đường, bởi bạn sẽ thoải mái để suy nghĩ hơn. Tôi cảm thấy là như vậy, và có các bằng chứng lịch sử chứng minh cho điều đó.

Người làm việc lớn không hẳn là sẽ hạnh phúc hơn tất cả mọi người, nhưng họ sẽ hạnh phúc hơn chính họ nếu không được làm như vậy. Thực tế là, nếu bạn thông minh và tham vọng, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không năng suất. Người thông minh và tham vọng nhưng không đạt được gì nhiều có xu hướng trở nên cay nghiệt: giận giữ và không hạnh phúc.


Không có gì sai khi muốn gây ấn tượng với người khác, nhưng hãy chọn đúng người. Ý kiến của những người bạn tôn trọng là dấu hiệu. Sự nổi tiếng, là ý kiến của một nhóm lớn hơn rất nhiều mà bạn có thể hoặc không tôn trọng, sẽ chỉ gây thêm nhiễu mà thôi.

Sự danh giá của một công việc xét cho cùng là một chỉ dấu theo sau và đôi khi sai lệch hoàn toàn. Nếu bạn làm thứ gì đó đủ tốt, bạn sẽ khiến nó danh giá. Vậy nên câu hỏi cần đặt ra khi làm một việc không phải là nó danh giá đến mức nào, mà là nó có thể được làm tốt đến mức nào.

Sự cạnh tranh là một yếu tố tạo động lực hiệu quả, nhưng đừng để nó chọn vấn đề cho bạn; đừng để bản thân bị lôi vào việc theo đuổi thứ gì đó chỉ bởi vì người khác làm vậy. Thực ra là đừng để đối thủ khiến bạn làm bất cứ thứ gì khác cụ thể ngoài làm việc chăm chỉ hơn.

Sự tò mò là sự dẫn lối tuyệt vời nhất. Sự tò mò của bạn không bao giờ lừa dối, và nó biết hơn bạn thứ gì xứng đáng cần phải để tâm vào.


Để ý rằng từ đó (sự tò mò) xuất hiện thường xuyên đến cỡ nào. Nếu bạn hỏi một nhà tiên tri về bí mật để làm việc lớn và nhà tiên tri trả lời với chỉ một từ, tôi cá đó sẽ là từ “sự tò mò”.

Điều đó không chuyển trực tiếp thành lời khuyên được. Chỉ tò mò không là không đủ, và dù sao thì bạn cũng không thể ra lệnh cho sự tò mò được. Nhưng bạn có thể nuôi dưỡng nó và để nó thúc đẩy bạn.

Sự tò mò là chìa khóa cho tất cả bốn bước để làm việc lớn: nó sẽ lựa chọn lĩnh vực cho bạn, đưa bạn đến ranh giới, khiến bạn để ý các lỗ hổng còn thiếu, và thúc đẩy bạn khám phá chúng. Toàn bộ quy trình như một điệu nhảy với sự tò mò vậy.


Dù bạn tin hay không, tôi đã cố gắng viết bài luận này ngắn nhất có thể rồi. Nhưng độ dài của nó ít nhiều giống như một bộ lọc. Nếu bạn đã đến tận đây, bạn phải thực sự quan tâm đến làm việc lớn. Và nếu đúng như vậy, bạn đã đi xa hơn bạn tưởng rồi, bởi nhóm người thực sự muốn như vậy rất nhỏ bé.

Các yếu tố quyết định đến làm việc lớn là các yếu tố mang nghĩa đen, mang tính toán học thuần túy, và chúng bao gồm: khả năng, sự quan tâm, nỗ lực, và may mắn. May mắn theo định nghĩa là thứ bạn không thể kiểm soát được, nên chúng ta có thể bỏ qua nó. Và cùng ngầm định là bạn có sự nỗ lực, nếu bạn thực sự muốn làm việc lớn. Thì vấn đề còn lại là ở khả năng và sự quan tâm. Bạn có thể tìm được công việc mà ở đó khả năng và sự quan tâm của bạn kết hợp để tạo ta sự bùng nổ của vô số các ý tưởng mới?

Đây là chỗ cho sự lạc quan. Có rất nhiều cách khác nhau để làm việc lớn, và còn nhiều cách nữa chưa được khám phá ra. Trong tất cả các công việc khác nhau, công việc phù hợp nhất với bạn có khi là công việc khá phù hợp. Đôi khi còn là sự phù hợp đến buồn cười luôn. Chỉ còn lại câu hỏi đi tìm nó và khả năng cũng như sự quan tâm của bạn đưa bạn xa đến đâu. Và bạn chỉ có thể trả lời nó bằng cách thử mà thôi.

Có nhiều người có thể cố gắng làm việc lớn hơn nữa. Thứ cản trở họ là sự kết hợp của sự khiêm tốn và nỗi sợ. Có vẻ kiêu ngạo khi cố gắng trở thành Newton hay Shakespeare. Nó cũng có vẻ rất khó khăn; chắc chắn là nếu bạn cố gắng làm một việc như thế, bạn sẽ thất bại. Có lẽ sự tính toán như vậy hiếm khi rõ ràng và chính xác. Không ai chủ ý không làm việc thật tốt cả. Nhưng nó là điều xảy ra một cách vô thức; họ lảng tránh khỏi câu hỏi quan trọng.

Vậy nên tôi sẽ làm một mẹo này với bạn. Bạn muốn làm việc lớn hay không? Giờ thì bạn cần phải quyết định một cách có chủ đích. Xin lỗi vì điều đó. Tôi sẽ không làm việc này với tất cả mọi người. Nhưng chúng ta biết là bạn quan tâm (làm việc lớn) mà.

Đừng quá lo lắng về việc trông tự phụ. Bạn không phải nói cho ai hết. Và nếu nó quá khó và bạn thất bại, thì sao chứ? Rất nhiều người có các vấn đề còn tệ hơn thế nhiều. Thực tế là bạn rất may mắn nếu nó là vấn đề tệ nhất mà bạn có.

Đúng, bạn sẽ phải làm việc rất vất vả. Nhưng một lần nữa, rất nhiều người cũng phải làm việc vất vả. Và nếu bạn làm việc gì đó bạn thấy rất quan tâm, là thứ mà bạn chắc chắn sẽ tìm thấy nếu bạn đang đi đúng đường, công việc sẽ ít nặng nề hơn rất nhiều đồng nghiệp của bạn.

Nhiều điều để khám phá ở ngoài kia, chờ được khai phá. Sao không phải bởi bạn cơ chứ?


Cảm ơn Trevor Blackwell, Daniel Gackle, Pam Graham, Tom Howard, Patrick Hsu, Steve Huffman, Jessica Livingston, Henry Lloyd-Baker, Bob Metcalfe, Ben Miller, Robert Morris, Michael Nielsen, Courtenay Pipkin, Joris Poort, Mieke Roos, Rajat Suri, Harj Taggar, Garry Tan, và con trai út của tôi vì những gợi ý và đọc các bản nháp.